Khi nào công chức bị buộc thôi việc?
Căn cứ pháp lý:
Luật Cán bộ, công chức 2008
Nghị định 46/2010/NĐ-CP
Nghị định 34 /2011/NĐ-CP
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (có hiệu lực từ 1/7/2019)
Theo quy định hiện hành thì có 7 trường hợp công chức có thể bị thôi việc đó là:
- Có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ;
- Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
- Tự ý nghỉ việc từ 07 ngày trở lên trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm, đã được thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;
- Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác liên quan đến công chức.
- Có nghĩa vụ kê khai tài sản mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản không trung thực thì cũng có thể bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
Như vậy, không phải mọi trường hợp vi phạm nội quy cơ quan, đơn vị thì công chức sẽ bị buộc thôi việc, theo đó, chỉ khi vi phạm thuộc các trường hợp trên công chức mới bị xem xét áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Từ 10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là các giấy tờ nào?
- 5 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Xem lịch âm tháng 11 năm 2024?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
- Lịch thi đấu C1 Champions League 2024 cập nhật mới nhất? Chung kết C1 2024 diễn ra ở đâu?