Tiêu thụ nội địa hàng tạm nhập tái xuất có phải đóng thuế?
Theo quy định tại Điểm đ Khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì: "Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất" thuộc đối tượng miễn thuế.
Theo đó, hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất để được thuộc đối tượng miễn thuế trong thời hạn nhất định phải đáp ứng điều kiện có đặt cọc hoặc bảo lãnh thuế khi làm thủ tục hải quan, đảm bảo tái xuất trong thời hạn tạm nhập.
Trong trường hợp công ty không thực hiện tái xuất mà giữ lại để tiêu thụ nội địa thì phải làm thủ tục khai báo thai đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa. Cụ thể Khoản 3 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định như sau:
- Nguyên tắc thực hiện: Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
- Trách nhiệm của người khai hải quan: Kê khai, nộp đủ thuế theo quy định trên tờ khai hải quan mới và ghi rõ số tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũ, hình thức thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa vào ô “Phần ghi chú” của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
Như vậy, khi chuyển tiêu thụ nội địa, công ty có trách nhiệm kê khai, nộp thuế theo quy định trên tờ khai mới trên số hàng hóa nhập khẩu đã miễn thuế dùng để sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe mới nhất từ ngày 01/01/2025?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?