Chế độ thai sản tại việt nam
Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, được quy định cụ thể tại Chương X Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn.
Chế độ thai sản được thực hiện từ khi người lao động nữ mang thai cho đến tháng thứ 6 sau khi sinh:
- Chế độ khám thai:
+ Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. ( tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần ).
+ Thực hiện các biện pháp tránh thai: (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần):
Đặt vòng: nghỉ 7 ngày.
Triệt sản (cả nam/nữ): nghỉ 15 ngày.
- Nếu trong quá trình mang thai bạn bị sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản: 10 ngày nếu thai dưới một tháng; 20 ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; 40 ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; 50 ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên ( tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).
- Chế độ thai sản khi sinh con:
+ Kể từ ngày 01/5/2013 (Ngày Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực pháp luật) lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
+ Hết thời gian nghỉ thai sản trên nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
+ Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Mức hưởng chế độ thai sản:
+ Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc để sinh.
- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. ( Mức lương tối thiểu chung mới nhất năm 2014 hiện nay là 1.150.000 ).
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Sau khi sinh, con chết:
- Nghỉ 90 ngày kể từ ngày sinh, nếu con chết dưới 60 ngày tuổi;
- Nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết, nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên.
Sau khi sinh, mẹ chết:
- Nếu mẹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản đến khi con đủ 06 tháng tuổi;
- Nếu mẹ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp nếu có tham gia BHXH ít nhất 06 tháng trước thời điểm người mẹ sinh con thì được nhận trợ cấp thai sản.
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
- Điều kiện: Trong khỏang thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 06 tháng và thời gian nghỉ thêm đối với trường hợp sinh đôi trở lên, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
- Thời gian nghỉ: Tối đa 10 ngày/năm nếu sinh đôi trở lên.
– Tối đa 7 ngày/năm nếu sinh con phải phẫu thuật.
– Nghỉ 5 ngày/năm cho các trường hợp khác.
- Mức hưởng:
25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).
40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).
Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
1. Khám thai:
Sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu C65-HD).
2. Sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu; thực hiện các biện pháp tránh thai:
Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở y tế cấp (mẫu C65-HD).
3. Sinh con:
- Sổ BHXH.
- Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con.
- Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao). Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).
- Đối với trường hợp có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên: Có thêm Giấy chứng nhận thương tật (bản sao) hoặc Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản sao).
4. Nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi:
- Sổ BHXH;
- Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao).
* Lưu ý: Trường hợp sau khi sinh con, người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con đến khi đủ 4 tháng tuổi:
- Nếu cả cha và mẹ đều tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:
+ Sổ BHXH của người mẹ (nếu người mẹ còn sống);
+ Sổ BHXH của người cha (nếu người mẹ không may bị chết);
+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
- Nếu chỉ có người mẹ tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp:
+ Sổ BHXH của người mẹ;
+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
+ Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số 11A-HSB).
- Nếu chỉ có người cha tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp:
+ Sổ BHXH của người cha;
+ Bản sao Giấy khai sinh của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
- Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi:
+ Sổ BHXH của người mẹ hoặc người nhận con nuôi;
+ Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con.
(Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì thay bằng bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền);
+ Đơn của người sinh con hoặc của người nhận nuôi con nuôi (mẫu 11B-HSB).
* Lưu ý: Hồ sơ trợ cấp thai sản có thêm Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (mẫu số C67a-HD, trừ trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
5. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:
– Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, (mẫu số C69a-HD): 03 bản.
Trường hợp sinh con phải phẩu thuật thì đề nghị nộp thêm bản photo giấy ra viện có thể hiện phẩu thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?