Có được sang "công ty đối thủ" làm sau khi nghỉ việc không?

Xin chào quý anh chị trong Ban biên tập! Tôi có vấn đề thắc mắc cần sự tư vấn của anh chị. Tôi làm việc cho một công ty từ năm 2017. Mới đây, công ty tôi có yêu cầu tất cả các nhân viên phải kí bản cam kết bảo mật với nội dung không làm việc cho công ty đối thủ cạnh tranh của công ty tôi trong vòng 3 năm sau khi nghỉ việc. Trong bản cam kết còn nói thêm là không chấp nhận bất kì lý do gì. Vậy công ty yêu cầu như vậy có phù hợp không? Nếu nhân viên sau khi nghỉ việc mà vi phạm bản cam kết đó thì có bị gì không? Rất mong nhận được phản hồi từ anh chị. Tôi xin cám ơn và kính chúc anh chị sức khỏe!

Theo quy định của pháp luật Lao động, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì quyền và nghĩa vụ của hai bên cũng đồng thời chấm dứt. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, công ty yêu cầu tất cả nhân viên ký bản cam kết bảo mật, thế nên cam kết này không phải là một phần của hợp đồng lao động mà chỉ là một cam kết dân sự giữa hai bên.

Do đó về nguyên tắc, bản cam kết này vẫn có giá trị thực hiện sau khi chấm dứt hợp đồng. Bạn chỉ được quyền được giao kết hợp đồng lao động với công ty khác ngoài các công ty đối thủ của công ty bạn.

Khoản 2 Điều 23 Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:

Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.

Như vậy, nếu vị trí bạn đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì thì công ty có quyền thỏa thuận với bạn về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp bạn vi phạm.

Do đó, nếu bạn đã ký vào bản cam kết nhưng sau đó lại đi làm việc ở công ty đối thủ cạnh tranh của công ty bạn thì phải bồi thường thiệt hại cho công ty như đã thỏa thuận.

Về mức bồi thường, công ty có nghĩa vụ phải chứng minh được bạn vi phạm và căn cứ vào thiệt hại thực tế xảy ra để yêu cầu.

Trên đây là quan điểm của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được nhận trợ cấp thôi việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước khi bị ngược đãi, đánh đập thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi công nhân chấm dứt hợp đồng lao động thì có phải trả lại nhà lưu trú trong khu công nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang nghỉ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được chấm dứt hợp đồng lao động khi không được trả lương đúng hạn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nghỉ việc người lao động có phải bàn giao công việc hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào khi chấm dứt hợp đồng lao động thì được kéo dài thời gian thanh toán nghĩa vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo cắt giảm nhân sự mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp của người lao động năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chấm dứt hợp đồng lao động
Nguyễn Thị Ân
184 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chấm dứt hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào