Chuyển nhầm tiền, có thể phong tỏa tài khoản ngân hàng không?
Theo như nội dung bạn cung cấp có thể xác định ban đầu đây là quan hệ dân sự với đối tượng là việc xác định quyền chiếm hữu. Căn cứ Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chiếm hữu có căn cứ pháp luật như sau:
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Đồng thời, căn cứ Điều 181 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chiếm hữu không ngay tình như sau:
- Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, công ty ACD biết việc công ty bạn chuyển nhầm và việc chiếm hữu số tiền trên là không có căn cứ pháp luật. Vì vậy, công ty bạn có quyền đòi lại số tiền trên. Nếu công ty bạn đã yêu cầu ngân hàng xử lý và không nhận được kết quả như mong muốn thì có thể khởi kiện lên tòa án.
Về việc ngăn chặn công ty ACD rút số tiền trên khỏi tài khoản, bạn có thể yêu cầu ngân hàng tạm thời phong tỏa tài khoản trên. Đồng thời, khi đã nộp đơn khởi kiện tại tòa án, công ty bạn có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cụ thể là phong tỏa tài khoản ngân hàng theo quy định của Điều 124 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
- Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- MB là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng MB ở tỉnh thành nào?
- Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu trong công tác lưu trữ của Bộ GTVT 2024?
- 05 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện từ 01/01/2025?
- Mẫu Báo cáo công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học mới nhất năm 2024?
- Thực hiện cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, đã đề ra chỉ tiêu tối thiểu về mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đến năm 2025 là bao nhiêu?