Có đòi lại được diện tích đất đã cho mượn chưa có sổ đỏ?
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và các quy định pháp luật khác liên quan.
Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
(1) Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
(2) Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013;
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì trước đây, gia đình bạn có một mảnh đất nông nghiệp không canh tác, nên có cho một người họ hàng mượn để canh tác hoa màu trên đó, tính đến nay cũng đã được hơn 10 năm. Nhưng nay gia đình bạn đến đòi lại diện tích đó thì họ không trả. Và hiện tại gia đình bạn vẫn chưa được cấp sổ đỏ, cũng nhưng các giấy tờ gì về quyền sử dụng đất đối với diện tích đất trên (vì diện tích đất trên được gia đình bạn khai hoang canh tác đã lâu).
Do đó: Có thể thấy ở đây giữa gia đình bạn và người họ hạng đã phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với diện tích đất trên. Trường hợp gia đình bạn và người họ hạng không thể thỏa thuận được về việc ai là người có quyền sử dụng đất, thì gia đình bạn có quyền làm đơn gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất yêu cầu tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đã tiến hành hòa giải nhưng không thành, thì gia đình bạn có thể lựa chọn một trong hai hướng giải quyết sau đây:
- Thứ nhất: Tiến hành nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để được giải quyết;
- Thứ hai: Khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Dù lựa chọn theo hướng giải quyết nào, thì gia đình bạn cũng cần phải đảm bảo có đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh được gia đình bạn có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất tranh chấp để Tòa án, Ủy ban nhân dân xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Năm 2025: Bộ Y tế thanh tra việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức?
- Dụ dỗ người khác gian lận trong hoạt động thể thao bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?
- Biển báo hiệu hình tròn có nền xanh lam có hình vẽ màu trắng là loại biển gì?