Làm thế nào để đăng ký kết hôn với người đang đi tù?
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
(1) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
(2) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
(3) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
(4) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau đây:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Do đó: Trường hợp bạn và bạn trai (mặc dù đang phải chấp hành hình phạt tù) mà đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn kể trên, thì có thể thực hiện đăng ký kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, Tại Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về thủ tục đăng ký kết hôn như sau:
- Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định kể trên, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì có thể thấy pháp luật hiện hành bắt buộc nam, nữ phải cùng có mặt khi thực hiện đăng ký kết hôn với nhau tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, đối với người đang chấp hành hình phạt tù thì việc phải có mặt tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký kết hôn là rất khó thực hiện.
Do đó: Đối với trường hợp hiện tại bạn trai của bạn đang chấp hành hình phạt tù do phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác thì rất khó có thể cùng bạn đi đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn đề nghị trại giam và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn (Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú của một trong hai người tạo điều kiện để hai người có thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn cho hai bạn tại trại giam. Trai giam và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn có thể từ chối mà không cần phải nêu lý do cụ thể cho bạn.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?