Bắt đầu đóng BHXH khi mới mang thai, có được hưởng chế độ thai sản khi sinh không?
Theo như nội dung bạn cung cấp, bạn có đi làm nhưng không đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, cần phải xác định bạn làm công việc theo HĐLĐ hay làm công việc tự do. Nếu bạn làm việc theo HĐLĐ được quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Nếu thuộc trường hợp này mà công ty giao kết HĐLĐ với bạn không thực hiện đóng BHXH bắt buộc cho bạn thì có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Về phía bạn nếu có sự thỏa thuận giữa bạn và người sử dụng lao động để không đóng BHXH thì có thể bị xử phạt theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, hành vi người lao động bắt tay thỏa thuận với doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng, đồng thời bị buộc truy nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng.
Như vậy, bạn cần xác định rõ lại vấn đề này.
Về câu hỏi của bạn. để được hưởng chế độ thai sản, bạn phải tham gia BHXH bắt buộc. Loại bảo hiểm này cần có HĐLĐ và khoản đóng hàng tháng từ bạn và NSDLĐ. Đặt trường hợp bạn có thể tham gia BHXH bắt buộc từ bây giờ, thì bạn phải đủ điều kiện được quy định tại khoản 2, 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 để được hưởng chế độ thai sản, cụ thể:
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Đối chiếu thực tế thời gian mang thai trước khi sinh với thời điểm bắt đầu đóng BHXH, có thể thấy bạn chỉ có thể đóng từ đủ 06 tháng BHXH trước khi sinh thì mới có thể được hưởng chế độ thai sản.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?