Có phạm tội tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có?
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi mà người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thể bị bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm.
Ngoài ra, người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mặt khác, theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC thì:
- Tài sản do người khác phạm tội mà có là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).
- Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.
Trong đó, tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; bất động sản, động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ và quyền tài sản.
Như vậy: Căn cứ các quy định được trích dẫn trên đây thì có thể xác định pháp luật chỉ bắt buộc người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có phải biết rõ tài sản đó do người khác phạm tội mà có.
Đồng nghĩa, trường hợp có đủ cơ sở, chứng cứ để chứng minh được một người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ mà biết rõ các tài sản mà mình đang chứa chấp, tiêu thụ là do người khác phạm tội mà có thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, cho dù người thực hiện hành vi phạm tội liên quan đến tài sản trước đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó: Đối với trường hợp của chồng bạn thì nếu có đủ chứng cứ chứng minh chồng bạn có hành vi mua chiếc xe máy đó mà biết rõ là do người khác trộm cắp mà có thì chồng bạn vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, mà không cần biết người kia có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản hay không.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?