Giáo viên phạt học sinh thế nào cho hợp pháp?
Trong quá trình giáo dục tại nhà trường, việc khen thưởng và thi hành kỉ luật luôn luôn được thực hiện nhằm mục đích khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên, noi theo các gương tốt để tu dưỡng và rèn luyện bản thân; cũng như đồng thời găn chặn không để các hiện tượng sai trái phát triển, giáo dục các học sinh phạm sai lầm, giúp các học sinh này phấn đấu trở thành học sinh tốt; thúc đẩy học sinh tự giác thực hiện quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao ý thức góp phần xây dựng mọi nề nếp, kỷ cương trong nhà trường.
Việc khen thưởng sẽ được áp dụng đối với những học sinh gương mẫu, thực hiện nhiệm vụ của mình đã được Bộ quy định. Còn việc thi hành kỉ luật sẽ được áp dụng đối với những học sinh có khuyết điểm tương đối nghiêm trọng, vi phạm những quy định về nhiệm vụ học sinh.
Trong đó, theo quy định tại Thông tư 08/TT ngày 21/3/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc thi hành kỉ luật đối với học sinh phổ thông phạm khuyết điểm trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình với 5 hình thức, cụ thể vận dụng như sau:
(1) Khiển trách trước lớp do giáo viên chủ nhiệm lớp xét quyết định;
(2) Khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường do Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thực hiện;
(3) Cảnh cáo trước toàn trường do Hội đồng kỉ luật nhà trường đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thực hiện. Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết;
(4) Đuổi học một tuần lễ do Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi. Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết để phối hợp giáo dục;
(5) Đuổi học 1 năm do Hội đồng kỉ luật của nhà trường đề nghị Hiệu trưởng quyết định, có ghi học bạ và thông báo cho gia đình, đồng thời giao cho gia đình, đoàn đội và chính quyền địa phương tiếp tục giáo dục.
(Xem chi tiết quy định tại Mục III Thông tư 08/TT ngày 21/3/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Trong đó, chỉ có hình thức khiển trách trước lớp thì sẽ do giáo viên quyết định và thực hiện (ở đây cụ thể là giáo viên chủ nhiệm); còn các hình thức còn lại sẽ do Hội đồng kỉ luật nhà trường, Hiệu trưởng quyết định và thực hiện theo quy định của pháp luật.
Khi đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ xét quyết định khiển trách trước lớp đối với những học sinh phạm một trong các khuyết điểm sau đây trong quá trình thực hiện nội qui của nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ cấp bản thân:
- Nghỉ học không xin phép từ 3 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng.
- Không thuộc bài hoặc làm bài, không chuẩn bị bài đầy đủ do thầy, cô giáo quy định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.
- Đi học không đúng giờ hoặc đi lao động không mang theo dụng cụ lao động mà nhà trường đã qui định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.
- Nói năng thô tục, đánh bạc (chơi số đề) hút thuốc lá…
- Mắc khuyết điểm sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã có tác hại nhất định đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: quay cóp hoặc gà bài cho bạn trong giờ kiểm tra bài, có thái độ kém văn hoá hoặc hành vi thiếu đạo đức đối với thầy cô giáo, đối với cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh, gây mất đoàn kết trong tổ, nhóm học tập, bao che hoặc đồng tình với hành động sai phạm của bạn, không báo cáo với nhà trường những việc làm sai trái của bạn mà mình đã biết để nhà trường có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, hoặc kiểm điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ có tác hại tương đương.
Đối với giáo viên bộ môn
Còn đối với giáo viên bộ môn thì để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên để Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải một trong các sai phạm như:
- Nói năng hoặc có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo;
- Gây gổ đánh nhau với bạn bè trong lớp;
- Gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy cô giáo khuyên răn, nhắc nhở, …
Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết học sau.
Do đó: Các giáo viên căn cứ quuy định tại Thông tư 08/TT ngày 21/3/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để áp dụng thực hiện xử lí kỉ luật đối với các học sinh vi phạm cho phù hợp. Việc giáo viên phạt học sinh thục dầu, quỳ trong lớp do vi phạm là không phù hợp, vì các hình thức này không thuộc các hình thức kỷ luật đối với học sinh vi phạm được quy định kể trên.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?