Khám chữa bệnh không đúng tuyến có được hưởng chế độ ốm đau không?
Vấn đề bạn thắc mắc được quy định tại Điều 100 Luật bảo hiểm xã hội 2014, có quy định.
- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Có quy định:
Cấp đầy đủ, kịp thời cho người lao động hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư này; giám sát việc ghi nội dung trong các giấy tờ quy định tại Thông tư này của người hành nghề tại cơ sở của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của việc cấp các giấy tờ này.
Vậy nên, với trường hợp của bạn, bạn thực hiện việc khám chữa bệnh tại quê và được bệnh viện ở quê cấp giấy ra việc (trong giấy ra viện có thêm thời gian nghỉ theo chỉ định của bạn sĩ) thì bạn vẫn được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của luật bảo hiểm xã hội.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?