Tàu biển gây thiệt hại, người bị thiệt có quyền giữ tàu lại không?

Gia đình tôi mua 01 tàu đánh cá ngoài biển bằng vốn vay ngân hàng, tài sản đảm bảo là chính con tàu. Trong quá trình ra khơi, tàu của tôi đâm vào bè cá trên biển của hộ gia đình khác khiến cho cá thoát ra ngoài gây thiệt hại ước tính 1 tỷ đồng. Bây giờ hộ gia đình đó đòi giữ lại tàu cá của tôi cho tới khi tôi bồi thường thiệt hại. Bên phía ngân hàng không đồng ý vì cho rằng đó là tài sản đảm bảo của ngân hàng. Cả hộ gia đình và ngân hàng đều đã làm đơn khiếu nại lên tòa án nhằm đòi quyền giữ lại con tàu. Xin hỏi, trong trường hợp này, pháp luật sẽ xử lý ra sao?

Căn cứ Khoản 5 Điều 41 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định về trường hợp làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải như sau:

- Khiếu nại hàng hải về tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.

Như vậy, do tàu biển của bạn gây thiệt hại tài sản nên sẽ làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải đồi với hộ gia đình bị thiệt hại.

Đồng thời quyền cầm giữ hàng hải được quy định tại Điều 40 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

1. Quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải.

Khiếu nại hàng hải là việc một bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải.

2. Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này có thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế chấp tàu biển và các giao dịch bảo đảm khác.

3. Quyền cầm giữ hàng hải được thực hiện thông qua Tòa án có thẩm quyền bằng quyết định bắt giữ tàu biển mà tàu biển đó liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

4. Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, mặc dù tàu biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng.

5. Quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu dù người mua tàu biết hay không biết về việc tàu biển đã liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

Theo nội dung của quy định trên thì quyền cầm giữ hàng hải có thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế chấp tàu biển. Đồng thời người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, mặc dù tàu biển đó đã được thế chấp. Như vậy khi xảy ra tranh chấp tại tòa, hộ gia đình bị thiệt hại sẽ được ưu tiên quyền câm giữ hàng hải đối với con tàu của gia đình bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào