Thỏa thuận chia tài sản chung có bắt buộc công chứng?
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014); tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, trường hợp việc chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ không có giá trị pháp luật (bị vô hiệu):
(1) Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
(2) Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ: nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân phải lập thành văn bản.
Việc công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thực hiện như sau:
- Theo yêu cầu của vợ chồng;
- Theo quy định pháp luật đối với trường hợp bắt buộc công chứng.
Mà theo ghi nhận của chúng tôi theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối với các giao dịch liên quan đến các loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu như là bất động sản (nhà, đất, tàu bay, tàu biển), động sản phải đăng ký (xe máy, xe ô tô,...) đều ắt buộc phải được chông chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Đồng nghĩa, việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đối với các loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu chỉ có hiệu lực khi văn bản thỏa thuận chia tài sản chung được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Như vậy: Không phải trong mọi trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng đều phải công chứng, nhưng trường hợp tài sản chung là bất động sản, động sản phải đăng ký thì văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng buộc phải công chứng, chứng thực.
Do đó: Đối với trường hợp vợ chồng bạn ly thân và muốn chia tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là căn nhà đang ở, một số bất động sản là nhà, đất khác tại thành phố Hồ Chí Minh, cùng với hai chiếc xe hơi thì vợ chồng bản có thể thỏa thuận bằng văn bản về việc chia tài sản chung và văn bản này bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Trường hợp vợ chồng bạn không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi đó, việc chia tài sản chung của vợ chồng bạn thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?