Thời gian sinh hoạt, giải trí và hoạt động thư viện của phạm nhân

Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì: Thời gian sinh hoạt, giải trí và hoạt động thư viện của phạm nhân được quy định như thế nào?

Thời gian sinh hoạt, giải trí và hoạt động thư viện của phạm nhân quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể như sau:

- Ngoài thời gian lao động, học tập hàng ngày và trong các ngày nghỉ chủ nhật, ngày lễ, Tết, phạm nhân được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, đọc sách, báo phù hợp với điều kiện trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ và yêu cầu của công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.

- Tất cả nội dung, chương trình, tài liệu liên quan đến nhu cầu sinh hoạt, giải trí của phạm nhân phải do Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện xét duyệt.

- Tại các phân trại của trại giam được thành lập thư viện và tại các phân trại quản lý phạm nhân trong trại tạm giam, khu giam giữ phạm nhân phục vụ tại nhà tạm giữ được bố trí tủ đựng sách, báo cho phạm nhân đọc. Thư viện được trang bị bàn, ghế, tủ đựng sách, máy vi tính, các loại sách, báo, ấn phẩm khác phục vụ nhu cầu đọc sách, báo và giải trí cho phạm nhân.

Các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện phối hợp với ngành Văn hóa, thể thao và du lịch nơi đơn vị đóng để được cung cấp, trao đổi các loại sách, báo cho phạm nhân đọc, đồng thời có thể tiếp nhận các loại sách, báo chuyên ngành phù hợp với yêu cầu giáo dục, học nghề của phạm nhân do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi. Các loại sách, báo, ấn phẩm trước khi cho phạm nhân đọc phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm duyệt kỹ về nội dung.

- Thời gian sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là người chưa thành niên được tăng gấp hai lần so với phạm nhân là người đã thành niên.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Phạm nhân
Hỏi đáp mới nhất về Phạm nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Những ai được vào tù thăm phạm nhân? Để được gặp thân nhân ở phòng riêng thì phạm nhân cần đáp ứng những điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân được có được gọi điện thoại cho người thân trong tù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi tù được mặc đồ gì? Phạm nhân được gặp thân nhân bao nhiêu lần trong 1 tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân được nghỉ lao động khi nào? Trích bao nhiêu phần trăm từ kết quả lao động để bổ sung mức ăn cho phạm nhân?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng trong chế độ ăn của phạm nhân được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân ra ngoài trại giam lao động có được trả công không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân đang ở tù do lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân ra tù nhận được bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có nhiều tiền án có được xem xét giảm thời gian chấp hành án phạt tù hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phạm nhân
Thư Viện Pháp Luật
247 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phạm nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào