Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật da và mô dưới da

Tôi là bác sĩ, chuyên giám định thương tật cho người lao động. Gần đây, tôi muốn cập nhật thông tin mới về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật da và mô dưới da. Do đó, mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi, xin chân thành cảm ơn rất nhiều Bình (***@hotmail.com)

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật da và mô dưới da được quy định tại Chương 11 Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật da và mô dưới da do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 2 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

Bênh tật Da và mô dưới da

Tỷ lệ (%)

I. Tổn thương da để lại di chứng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ

 

1. Tổn thương dạng dát thay đổi mầu sắc da hoặc rối loạn sắc tố

 

1.1. Vùng mặt, cổ

 

1.1.1. Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1-2

1.1.2. Diện tích từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3-4

1.1.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

5-9

1.1.4. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

11- 15

1.1.5. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

16-20

1.2. Vùng lưng - ngực - bụng

 

1.2.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1-2

1.2.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3-4

1.2.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

5-9

1.2.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11-15

1.2.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

16-20

1.2.6. Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

21-25

1.2.7. Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

26-30

1.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

1.3.1. Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1-2

1.3.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3-4

1.3.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

5-9

1.3.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11-15

1.3.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

16-20

2. Tổn thương da dạng bong vảy (khô hoặc mỡ), mụn nước, da dày lichen hóa

 

2.1. Vùng mặt, cổ

 

2.1.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1-3

2.1.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5-9

2.1.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

11-15

2.1.4. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

16-20

2.1.5. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

21-25

2.2. Vùng lưng, ngực, bụng

 

2.2.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1-2

2.2.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3-4

2.2.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4 % diện tích cơ thể

11-15

2.2.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16-20

2.2.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

21-25

2.2.6. Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

26-30

2.2.7. Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

31-35

2.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

2.3.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1-3

2.3.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5-9

2.3.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

11-15

2.3.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16-20

2.3.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

21-25

3. Tổn thương da dạng dày sừng, teo da, sẩn, nút, củ, cục, sùi

 

3.1. Vùng mặt, cổ

 

3.1.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

5-9

3.1.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

11- 15

3.1.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

16-20

3.1.4. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến dưới 3% diện tích cơ thể

21-25

3.1.5. Diện tích tổn thương từ 3% diện tích cơ thể trở lên

26-30

3.2. Vùng lưng, ngực, bụng

 

3.2.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1-3

3.2.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5-9

3.2.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4 % diện tích cơ thể

16-20

3.2.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21-25

3.2.5. Diện tích tổn thương chiếm từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

26-30

3.2.6. Diện tích tổn thương chiếm từ 18% đến 36% diện tích cơ thể

31-35

3.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

3.3.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

5-9

3.3.2. Diện tích tổn thương từ 5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

11-15

3.3.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

16-20

3.3.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21-25

3.3.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

26-30

II. Tổn thương da dạng xơ cứng da hoặc nứt da hoặc giãn da hoặc tổn thương da gây co kéo biến dạng ảnh hưởng chức năng da, chức năng cơ quan liên quan và thẩm mỹ

 

1. Vùng đầu, mặt, cổ

 

1.1. Vùng da đầu

 

1.1.1. Nhiều tổn thương (từ năm tổn thương trở lên) và đường kính của mỗi tổn thương dưới 2 cm

3-5

1.1.2. Tổn thương đường kính trên 5 cm hoặc nhiều tổn thương (từ năm tổn thương trở lên) và đường kính của mỗi tổn thương từ 2 cm đến 5 cm

7-9

1.1.3. Diện tích hơn nửa da đầu hoặc nửa da đầu đã được phẫu thuật tạo hình có biểu hiện đau, gây rụng tóc kèm theo di chứng đau đầu

26-30

1.1.4. Diện tích hơn nửa diện tích da đầu, tóc không mọc lại được phải mang tóc giả kèm theo di chứng đau đầu

31-35

1.2. Vùng da mặt

 

1.2.1. Tổn thương đường kính dưới 5 cm, mặt biến dạng ít có ảnh hưởng rõ đến thẩm mỹ

11-15

1.2.2. Tổn thương đường kính từ 5 cm đến 10 cm, co kéo biến dạng mặt vừa, ảnh hưởng vừa đến thẩm mỹ

21-25

1.2.3. Tổn thương đường kính trên 10 cm co kéo biến dạng mặt nặng, ảnh hưởng nặng đến thẩm mỹ

31-35

1.3. Tổn thương vùng cổ

 

1.3.1. Hạn chế vận động cổ mức độ nhẹ (không co kéo và biến dạng) hạn chế ngửa hoặc quay cổ

5-9

1.3.2. Hạn chế vận động cổ mức độ vừa hạn chế ngửa, quay cổ

11-15

1.3.3. Hạn chế vận động cổ mức độ nặng (Tổn thương gây dính cằm - cổ - ngực) mất ngửa quay cổ

21-25

Ghi chú:

- Nếu có tổn thương đến chức năng của các cơ quan, bộ phận thì áp dụng tỷ lệ Mục 1 và cộng lùi với tỷ lệ tổn thương chức năng của các cơ quan, bộ phận.

- Các đối tượng là diễn viên, giáo viên, nhân viên dịch vụ giao tiếp, nam nữ thanh niên chưa lập gia đình được cộng thêm (cộng lùi) 5 - 10%.

 

2. Vùng lưng, ngực, bụng

 

2.1. Diện tích dưới 6% diện tích cơ thể

6-10

2.2. Diện tích từ 6% đến 8% diện tích cơ thể

11-15

2.3. Diện tích từ 9% đến 11% diện tích cơ thể

16-20

2.4. Diện tích từ 12 % đến 17% diện tích cơ thể

21-25

2.5. Diện tích từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

26-30

2.6. Diện tích từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

31-35

2.7. Diện tích trên 36% diện tích cơ thể

46-50

Ghi chú: Tổn thương Mục 2:

- Nếu diện tích da bị tổn thương chiếm từ 20 % diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết được cộng thêm (cộng lùi) 10%.

- Tổn thương mất núm vú ở nữ giới dưới 55 tuổi thì được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương mất vú.

 

3. Tổn thương ở một bên chi trên

 

3.1. Vùng nách, cánh tay: gây ảnh hưởng đến động tác của khớp vai: Áp dụng tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ, Xương, Khớp

 

3.2. Vùng khuỷu tay, cẳng tay: Ảnh hưởng đến chức năng khớp khuỷu, tổn thương thần kinh: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ, Xương, Khớp

 

3.3. Vùng cổ tay, bàn tay, ngón tay: Ảnh hưởng chức năng bàn tay, ngón tay: Áp dụng tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ, Xương, Khớp

 

4. Tổn thương ở một bên chi dưới

 

4.1. Vùng mông, đùi: Ảnh hưởng đến chức năng của khớp háng (dạng, khép, gấp xoay trong, xoay ngoài, duỗi ra sau) và tổn thương thần kinh, cơ: Áp dụng tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ, Xương, Khớp

 

4.2. Vùng khoeo chân, gối: Ảnh hưởng chức năng khớp gối, tổn thương thần kinh, cơ: Áp dụng tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ, Xương, Khớp

 

4.3. Vùng cẳng chân: Ảnh hưởng vận động: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ, Xương, Khớp

 

4.4. Vùng cổ chân - bàn chân - ngón chân: Ảnh hưởng đến chức năng khớp cổ chân: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ, Xương, Khớp

 

5. Tổn thương bỏng buốt do nguyên nhân thần kinh cộng lùi tổn thương thần kinh tương ứng tại Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ hệ Thần kinh

 

6. Vùng tầng sinh môn, sinh dục: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiết niệu - Sinh dục

 

III. Tổn thương loét hoại tử da và mô dưới da

 

1. Tổng đường kính các ổ loét dưới 1,5 cm

1-2

2. Tổng đường kính các ổ loét từ 1,5 cm đến dưới 3 cm

3-5

3. Tổng đường kính các ổ loét từ 3 cm đến dưới 5 cm

6-10

4. Tổng đường kính các ổ loét từ 5 cm đến 10 cm

16-20

5. Tổng đường kính các ổ loét trên 10 cm

21-25

Ghi chú: Nếu nhiều loại tổn thương (trong Mục 1, 2, 3 nêu trên) trên cùng một vị trí thì áp dụng tỷ lệ của loại tổn thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể cao nhất

 

IV. Các bệnh da để lại di chứng ảnh hưởng chức năng da, thẩm mỹ và các cơ quan liên quan

 

1. Tổ đỉa lòng bàn tay, bàn chân

 

1.1. Điều trị nhưng tái phát dưới 4 lần trong một năm

11-15

1.2. Điều trị nhưng tái phát bằng hoặc trên 3 lần trong một năm

16-20

1.3. Điều trị không kết quả

26-30

2. Bệnh phong

 

2.1. Điều trị đủ liều đa hóa trị liệu, hết thời gian giám sát nhưng còn di chứng thì tỷ lệ được tính theo mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận

 

2.2. Điều trị đủ liều đa hóa trị liệu, nhưng đang thời gian giám sát Nếu có di chứng thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận.

11-15

2.3. Điều trị đủ liều đa hóa trị liệu, nhưng đang thời gian giám sát bị biến chứng (còn vi khuẩn và/hoặc tái phát, cơn phản ứng phong)

Nếu có di chứng thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận.

41-45

3. Lao da

 

3.1. Điều trị kết quả tốt

Tỷ lệ tổn thương được tính theo di chứng tổn thương của da ở Mục 1 hoặc Mục 2 hoặc Mục 3.

Nếu có di chứng ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác thì tỷ lệ tổn thương được cộng lùi với tỷ lệ mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận

 

3.2. Điều trị kết quả không tốt (Tổn thương không khỏi và/hoặc còn vi khuẩn và/hoặc tái phát)

Nếu có di chứng thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận

31-35

4. Bệnh vảy nến

 

4.1. Tổn thương ít, khu trú dưới 10% diện tích cơ thể

 

4.1.1. Điều trị duy trì tái phát dưới năm lần trong một năm

11-15

4.1.2. Điều trị duy trì tái phát trên bốn lần trong một năm

16-20

4.2. Tổn thương lan rộng vừa từ 10% đến dưới 50% diện tích cơ thể hoặc mảng lớn

 

4.2.1. Điều trị duy trì tái phát dưới năm lần trong một năm

16-20

4.2.2. Điều trị duy trì tái phát trên bốn lần trong một năm

21-25

4.2.3. Điều trị không kết quả bệnh diễn biến liên tục

26-30

4.3. Tổn thương lan rộng bằng hoặc lớn hơn 50% diện tích cơ thể, vảy nến thể khớp, vảy nến thể mủ, thể đỏ da toàn thân

 

4.3.1. Điều trị duy trì tái phát dưới năm lần trong một năm hoặc nhỏ hơn hoặc bằng hai vị trí khớp hoặc vảy nến thể mủ khu trú

31-35

4.3.2. Điều trị duy trì tái phát trên năm lần trong một năm hoặc trên hai vị trí khớp hoặc vảy nến thể mủ toàn thân hoặc thể đỏ da toàn thân

36-40

4.3.3. Điều trị không kết quả bệnh diễn biến liên tục

41-45

Ghi chú: Nếu có tổn thương tới các cơ quan, bộ phận liên quan thì cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của các cơ quan liên quan.

 

5. Bệnh da do nấm

 

5.1. Các bệnh nấm nông tùy theo mức độ tổn thương tỷ lệ tổn thương được áp dụng như Mục 1 hoặc Mục 2 hoặc Mục 3.

 

5.2. Các bệnh nấm sâu, nấm hệ thống

Tùy theo mức độ tổn thương da áp dụng tỷ lệ tương ứng như Mục 1, Mục 2, Mục 3. Nếu có tổn thương các cơ quan liên quan thì cộng lùi với tỷ lệ tổn thương cơ quan đó.

 

6. Bệnh Bạch tạng

Nếu có di chứng tổn thương ảnh hưởng tới cơ quan, bộ phận khác thi tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương cơ quan, bộ phận đó

56-60

7. Dày sừng lòng bàn tay, bàn chân

 

7.1. Điều trị nhưng tái phát dưới bốn lần trong một năm

11-15

7.2. Điều trị nhưng tái phát trên ba lần trong một năm

16-20

7.3. Điều trị không kết quả bệnh diễn biến liên tục

26-30

8. Các bệnh da khác

 

8.1. Để lại di chứng tại da thì tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo từng mức độ tổn thương của da tương ứng (Mục 1, Mục 2, Mục 3)

 

8.2. Các bệnh da đế lại di chứng tại da và ảnh hưởng tới các cơ quan liên quan thì tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo từng mức độ tổn thương của da tương ứng (Mục 1, Mục 2, Mục 3) cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của các cơ quan liên quan (áp dụng theo các Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật tương ứng).

 

9. Các bệnh tự miễn, hệ thống (áp dụng theo tiêu chuẩn Miễn dịch)

Nếu có tổn thương da thì tỷ lệ được cộng lùi theo Mục 1 hoặc Mục 2 hoặc Mục 3

 

V. Bệnh của tuyến bã

 

1. Trứng cá thể thông thường

Tùy theo mức tổn thương tỷ áp dụng lệ tính như Mục 1.3

 

2. Trứng cá dạng sẩn đỏ, nang bọc, xơ xung quanh kèm theo quá phát lồi, lõm

Tùy theo mức độ sẹo tỷ lệ tổn thương áp dụng Mục 1.3 và Mục 2 (cộng lùi)

 

3. Trứng cá dạng sẩn đỏ, nang bọc, xơ xung quanh kèm theo quá phát lồi, lõm. Tùy theo mức độ sẹo tỷ lệ tổn thương áp dụng Mục 1.4 và Mục 2 (cộng lùi)

 

4. Trứng cá đỏ thông thường

 

4.1. Đỏ mặt không thường xuyên (Rocasea)

6-10

4.2. Đỏ mặt thường xuyên

 

4.2.1. Có giãn mao mạch

11-15

4.2.2. Có giãn mao mạch và có sẩn

16-20

4.2.3. Có giãn mao mạch nhiều, phù cứng, có sẩn Nếu kèm theo biến dạng cơ quan vùng mặt, cổ ngực, liên bả, lưng gây chứng mũi sư tử thì tỷ lệ được cộng lùi với mức độ biến dạng cơ quan (tổn thương da áp dụng Mục 2)

21-25

VI. Các u da và mô dưới da

 

1. Các u lành tính

 

1.1. Chưa ảnh hưởng đến các cơ quan liên quan

 

1.1.1. Số lượng dưới 10 hoặc tổng diện tích nhỏ hơn 10 cm2

6-10

1.1.2. Số lượng bằng hoặc lớn 10 hoặc tổng diện tích từ 10 cm2 đến 100 cm2

16-20

1.1.3. Các u có đường kính lớn hơn 10 cm rải rác khắp cơ thể hoặc liên kết lại tạo thành khối lớn

21-25

1.2. Ảnh hưởng đến các cơ quan liên quan

Tỷ lệ áp dụng Mục 1.1 và cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của các cơ quan liên quan tương ứng

 

Ghi chú: Nếu tổn thương ở mặt thì tỷ lệ được cộng thêm (cộng lùi) 10%

 

2. Các u tiền ung thư và ung thư da

 

2.1. Các tiền ung thư da điều trị hiện tại ổn định

31-35

2.2. Các tiền ung thư da điều trị hiện tại không ổn định

36-40

2.3. Các ung thư da

 

2.3.1. Điều trị hoặc đã phẫu thuật hiện tại ổn định.

41-45

2.3.2. Đã phẫu thuật kết quả xấu hoặc không có chỉ định phẫu thuật

71

2.3.3. Đã di căn: Tùy tổn thương áp dụng tỷ lệ Mục 2.3.1 hoặc 2.3.2 cộng lùi tỷ lệ cơ quan bộ phận bị di căn

 

VII. Các bệnh về lông tóc

 

1. Rụng tóc không sẹo

 

1.1. Tóc rụng lan tỏa làm cho tóc mỏng và thưa đi

16-20

1.2. Tóc rụng thành đám (nếu bị bị hói cũng được tính theo mục này)

 

1.2.1. Số lượng nhỏ hơn 5 đám, đường kính dưới 5 cm

6-10

1.2.2. Số lượng bằng hoặc lớn hơn 5 đám, đường kính bằng hoặc lớn hơn 5 cm

11-15

1.2.3. Diện tích trên 50% da đầu tóc không mọc lại được phải mang tóc giả

26-30

1.2.4. Rụng tóc toàn bộ (Rụng tóc và rụng lông mày, lông mi, lông sinh dục, lông tay, lông chân)

46-50

2. Rụng tóc có sẹo (kèm theo tổn thương da đầu)

 

2.1. Rụng tóc lan tỏa nhỏ hơn hoặc bằng 50% diện tích da đầu hoặc rụng tóc thành từng đám đường kính dưới 5cm tóc thưa dễ gẫy, đổi màu, sợi tóc biến dạng kèm theo dày sừng nang lông da đầu khô, xù xì thô ráp hoặc sẹo xơ, teo.

26-30

2.2. Rụng tóc lan tỏa trên 50% diện tích da đầu hoặc rụng tóc thành từng đám đường kính bằng hoặc lớn hơn 5cm da đầu khô xù xì thô ráp hoặc xơ, teo phải mang tóc giả

Nếu kèm theo tổn thương ở vùng râu, lông sinh dục tùy theo mức được cộng lùi thêm 10% (Mục 2.1) hoặc 15% (Mục 2.2)

31-35

Ghi chú: Nếu sẹo rụng tóc do bệnh khác gầy nên thì áp dụng tỷ lệ Mục 2 và cộng lùi với tỷ lệ di chứng tổn thương của các bệnh tương ứng.

 

3. Rậm lông gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ

 

3.1. Diện tích dưới 10% diện tích cơ thể

11-15

3.2. Diện tích từ 10% đến dưới 30% diện tích cơ thể

16-20

3.3. Diện tích từ 30% đến dưới 60% diện tích cơ thể

21-25

3.4. Diện tích từ 60% đến dưới 90% diện tích cơ thể

26-30

3.5. Diện tích từ 90% diện tích cơ thể trở lên (người sói)

31-35

Ghi chú:

- Nếu tổn thương ở mặt được cộng thêm (cộng lùi) 10% .

- Các đối tượng là diễn viên, giáo viên, nhân viên dịch vụ giao tiếp, nam nữ thanh niên chưa lập gia đình... được cộng thêm (cộng lùi) 5 -10%.

- Nếu có tổn thương ở các cơ quan, bộ phận liên quan thì thì được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương đó.

 

VIII. Bệnh về móng và các di chứng (tính cho một chi)

 

1. Tổn thương móng tay hoặc móng chân của một chi để lại di chứng: đối màu, sần sùi có vằn ngang dọc hoặc viêm quanh móng điều trị không kết quả hay tái phát.

 

1.1. Từ một đến ba móng

1-4

1.2. Từ bốn đến năm móng

6-10

2. Vết thương móng tay hoặc móng chân của một chi bị biến dạng móng hoặc cụt rụng

 

2.1. Từ một đến ba móng

6-10

2.2. Từ bốn đến năm móng

11-15

IX. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

 

1. Bệnh lậu

 

1.1. Điều trị kết quả tốt (khỏi hoàn toàn) nhưng còn di chứng Áp dụng tỷ lệ mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận liên quan tương ứng

 

1.2. Điều trị kết quả không tốt

 

1.2.1. Còn biểu hiện viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, tiết dịch âm đạo, niệu đạo

21-25

1.2.2. Có di chứng

Áp dụng tỷ lệ như Mục 1.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ di chứng các bộ phận, cơ quan tương ứng

 

2. Bệnh giang mai

 

2.1. Điều trị kết quả không tốt nếu có di chứng thì tỷ lệ được cộng lùi với mức độ di chứng của các bộ phận, cơ quan tương ứng

21-25

2.2. Giang mai bẩm sinh

Nếu có di chứng được cộng lùi với tỷ lệ mức độ di chứng của các bộ phận, cơ quan tương ứng

26-30

3. Sùi mào gà

 

3.1. Điều trị kết quả tốt (không có di chứng và/hoặc không tái phát)

6-10

3.2. Điều trị kết quả không tốt (tái phát và/ hoặc tổn thương lan rộng) Nếu có di chứng thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ di chứng tổn thương của các cơ quan, bộ phận bị biến chứng.

21-25

4. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiết niệu - Sinh dục, Bệnh Suy giảm miễn dịch mắc phải áp dụng theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ Miễn dịch.

 

X. Các bênh niêm mạc miệng

Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật Răng, Hàm, Mặt

 

XI. Dị dạng, dị tật da và mô dưới da

 

1. Dị dạng, dị tật Da và mô dưới da nếu tương tự như các tổn thương Da và mô dưới da đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thì được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng

 

2. Dị dạng, dị tật da và mô dưới da khác

 

2.1. Chưa gây tổn thương chức năng

0-5

2.2. Gây tổn thương chức năng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng

 

2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây ra

 

2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ Mục 2.3 và cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng

 


Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật da và mô dưới da. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
1,292 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào