Thời gian nghỉ ốm đau có được hưởng phụ cấp đứng lớp?
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với viên chức tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Viên chức được giải quyết hưởng chế độ ốm đau khi bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Do đó: Trường hợp bạn đang là giáo viên trung học phổ thông mà trong tháng 03/2019 có nghỉ việc để điều trị tại bệnh viện trong thời gian 02 tuần thì được giải quyết hưởng chế độ ốm đau khi đáp ứng đủ các điều kiện kể trên.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì nhà giáo thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập theo quy định (hay còn gọi là phụ cấp đứng lớp).
Tuy nhiên, Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC cũng đồng thời quy định nhà giáo không được tính hưởng phụ cấp đứng lớp trong các thời gian sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trong thời gian nhà giáo nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau thì vẫn được hưởng chế độ phụ cấp đứng lớp theo quy định.
Trừ trường hợp thời gian nghỉ ốm đau vượt quá thời hạn quy định thì thời gian này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi.
Do đó: Đối với trường hợp bạn trong tháng 03/2019 có nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau trong 02 tuần (không vượt quá thời gian nghỉ ốm đau theo quy định kể trên) thì bạn vẫn được hưởng chế độ phụ cấp đứng lớp trong tháng 03/2019.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?