Thư bảo lãnh của Chính phủ phải có những nội dung bắt buộc nào?
Thư bảo lãnh là văn bản về bảo lãnh Chính phủ được thực hiện dưới các hình thức thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc văn bản bảo lãnh.
Thư bảo lãnh được phát hành một lần duy nhất cho từng khoản vay, từng đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp và không vượt quá tổng mức dự kiến bảo lãnh cho khoản vay, phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho dự án đầu tư. Riêng đối với các ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh hàng quý theo khối lượng trái phiếu thực tế phát hành.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định 91/2018/NĐ-CP thì nội dung bắt buộc có trong Thư bảo lãnh gồm:
- Người bảo lãnh;
- Đối tượng được bảo lãnh;
- Dẫn chiếu các hợp đồng thương mại liên quan, thỏa thuận vay hoặc thông tin về khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh (nếu có);
- Số tiền vay được bảo lãnh, loại tiền vay được bảo lãnh;
- Cam kết của Bộ Tài chính đối với người nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ của Đối tượng được bảo lãnh và Bộ Tài chính;
- Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận bảo lãnh;
- Thời hạn hiệu lực và thu hồi Thư bảo lãnh;
- Luật điều chỉnh và cơ quan, địa điểm, ngôn ngữ được sử dụng trong giải quyết các tranh chấp;
- Địa điểm, ngày, tháng, năm ký phát hành Thư bảo lãnh.
Trên đây là quy định về nội dung bắt buộc có trong Thư bảo lãnh của Chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?