Sinh thường và sinh mổ hưởng thai sản có gì khác nhau?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì không có quá nhiều khác biệt về chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh thường hay sinh mổ. Chính vì vậy, việc lựa chọn hình thức sinh thường hay sinh mổ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của người mẹ cũng như chỉ dẫn của bác sĩ để lựa chọn phương án vừa tốt cho mẹ, vừa tốt cho con.
Một số khác biệt về chế độ thai sản khi sinh thường hay sinh mổ thể hiện tại bảng sau:
Chế độ |
Sinh thường |
Sinh mổ |
Đối với người chồng đóng BHXH |
- 05 ngày làm việc nếu sinh một; - 10 ngày làm việc nếu sinh đôi; - Sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc. |
- 07 ngày làm việc nếu sinh một; - 14 ngày làm việc nếu sinh đôi trở lên.
|
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản |
Tối đa 05 ngày làm việc
|
Tối đa 07 ngày làm việc
|
Về quyền lợi khi được hưởng thai sản thì không có gì khác biệt, khi sinh thường hay sinh mổ thì lao động nữ đều có:
- 6 tháng nghỉ thai sản trước và sau sinh;
- Hưởng trợ cấp thai sản 6 tháng, mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;
- Trợ cấp 1 lần khi sinh con bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm tháng Chạp năm 2024 - tháng Giêng năm 2025: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất cả năm?
- Download Mẫu quyết định cấp địa chỉ Internet (Mẫu số 08) mới nhất 2024?
- Mẫu đơn đề nghị định giá lại tài sản thi hành án dân sự mới nhất năm 2024?
- Tiêu chuẩn trở thành Bí thư Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cần đáp ứng là gì?
- Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới nhất và các văn bản hướng dẫn?