Công chức, viên chức tự ý bỏ việc bị xử lý thế nào?
1. Xử lý công chức tự ý bỏ việc
Theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì công chức tự ý nghỉ việc sẽ bị xử lý kỷ luật với những hình thức sau:
- Khiển trách: Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;
- Cảnh cáo: Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng;
- Buộc thôi việc: Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp.
2. Xử lý viên chức tự ý bỏ việc
Theo quy định tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì viên chức tự ý nghỉ việc sẽ bị xử lý kỷ luật với những hình thức sau:
- Khiển trách: Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng.
- Cảnh cáo: Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng.
- Buộc thôi việc: Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp.
==> Như vậy, tùy thuộc vào thời gian tự ý nghỉ việc mà công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?