Khi nào thì người hành nghề mê tín, dị đoan bị xử lý hình sự?
Tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
"1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội."
=> Như vậy, theo quy định này thì người hành nghề mê tín, dị đoan sẽ bị xử lý hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn còn thực hiện;
+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Làm chết người;
+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trên đây là nội dung giải đáp về trường hợp người hành nghề mê tín, dị đoan bị xử lý hình sự.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Dịp lễ 30/4/2023 thì người lao động sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày?
- Phạm nhân khi sinh hoạt trong cơ sở giam giữ có được sử dụng quần áo do người nhà gửi lên không?
- Đoàn viên công đoàn có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/09/2022 bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ như thế nào?
- Đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước 30/9/2022 được hỗ trợ như thế nào?
- Người đến thăm gặp phạm nhân có được tự ý ở lại nơi thăm gặp của cơ sở giam giữ phạm nhân không?