Nhiệm vụ ứng phó thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa

Gia đình tôi sống bằng nghề đánh bắt cá, chồng tôi thường xuyên ra biển vài tháng mới về đất liền, do đó mà tôi khi rãnh cũng có tìm hiểu chút ít luật, để có thể cập nhật àm giúp ích cho chồng tôi. Tuy nhiên, tôi không rõ: Nhiệm vụ ứng phó thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa được quy định như thế nào?

Tại Điều 14 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định nhiệm vụ ứng phó thiên tai như sau:

1. Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao, có trách nhiệm:

a) Phát tin báo thiên tai, thông báo cảnh báo, quyết định huy động khẩn cấp, quyết định biện pháp khẩn cấp về ứng phó thiên tai;

b) Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai;

c) Kịp thời tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó thiên tai;

d) Tổ chức thực hiện ngay việc tìm kiếm, cấp cứu người bị nạn, sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, trục vớt, cứu hộ phương tiện thiết bị, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân;

đ) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ các công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; cứu nạn phương tiện, thiết bị, công trình phòng, chống thiên tai đang bị sự cố hoặc có nguy cơ gây ra tai họa.

2. Ngay sau khi bão suy yếu (gió dưới cấp 5), các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này phối hợp với đơn vị, doanh nghiệp phải tiến hành ngay các công việc sau:

a) Tổ chức kiểm tra tình trạng kỹ thuật kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; thực hiện ngay các biện pháp khôi phục tạm thời đối với hệ thống báo hiệu, luồng tuyến, công trình quan trọng bị hư hỏng do thiên tai;

b) Chỉnh các cột, biển báo hiệu nghiêng đổ, phao báo hiệu bị trôi do thiên tai, triển khai lại các phao báo hiệu đã thu hồi trước thiên tai, phù hợp với quy định về mực nước và tình hình thủy văn, dòng chảy trên các tuyến luồng;

c) Hướng dẫn cán bộ công nhân viên trong ngành đường thủy nội địa và nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường, đề phòng dịch bệnh tại vùng có thiên tai.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
328 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào