Xin tại ngoại để trả nợ được không?
- Trong trường hợp này do người thân của bạn bỏ về TP.HCM vì lý do không trả nợ cho các chủ nợ nên công an có lý do để bắt tạm giam.
Theo quy định tại điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự, ông ấy có thể được tại ngoại nếu có người thân thích bảo lãnh.
Bảo lãnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lãnh. Cá nhân có thể nhận bảo lãnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ.
Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Cá nhân nhận bảo lãnh phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và phải đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án.
Do đó, bạn cùng một người thân thích khác có thể làm đơn xin bảo lãnh cho người thân của mình. Đồng thời nếu các chủ nợ có đơn đề nghị gửi đến cơ quan đang tạm giam người thân của bạn, đề nghị cho ông ấy được tại ngoại để định đoạt tài sản của mình, trả nợ cho các chủ nợ thì cơ quan đang tạm giam sẽ xem xét và người thân của bạn có thể sẽ được tại ngoại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?