Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Nội tiết do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp được xác định như thế nào?

Đang công tác tại phòng nhân sự của một công ty tại Bình Dương. Vì yêu cầu công việc tôi có thắc mắc sau mong nhận phản hồi. Cụ thể: Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Nội tiết do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp được xác định như thế nào?

Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Nội tiết do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp được xác định theo quy định tại Bảng 1 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:

Tổn thương hệ Nội tiết

Tỷ lệ (%)

1. Tuyến yên

 

1.1. Dị vật tuyến yên chưa gây biến chứng (Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh)

 

1.2. Vết thương, chấn thương tuyến yên gây biến chứng

 

1.2.1. Rối loạn chức năng thuỳ sau tuyến yên gây đái tháo nhạt

26 - 30

1.2.2. Rối loạn chức năng thuỳ trước tuyến yên

 

1.2.2.1. Rối loạn một loại hormon

26 - 30

1.2.2.2. Rối loạn từ hai đến ba loại hormon

41 - 45

1.2.2.3. Rối loạn từ bốn loại hormon trở lên (rối loạn chức năng thuỳ trước tuyến yên)

56 - 60

1.2.3. Rối loạn chức năng toàn bộ tuyến yên (rối loạn chức năng cả thuỳ trước và thuỳ sau)

61 - 65

Ghi chú: Nếu di chứng tổn thương tuyến yên xảy ra trước tuổi dậy thì tỷ lệ được cộng thêm từ 15 đến 20% (cộng lùi)

2. Tuyến giáp

 

2.1. Dị vật tuyến giáp chưa gây biến chứng

 

2.1.1. Dị vật một bên

11 - 15

2.1.2. Dị vật hai bên

21

2.2. Vết thương, chấn thương tuyến giáp gây biến chứng

 

2.2.1. Nhiễm độc giáp

 

2.2.1.1. Dưới lâm sàng

21 - 25

2.2.1.2. Lâm sàng (bệnh Basedow) chưa có biến chứng

31 - 35

2.2.1.3. Lâm sàng (bệnh Basedow) có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.2.1.2 và cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

2.2.2. Suy giáp

 

2.2.2.1. Suy giáp dưới lâm sàng (suy giáp còn bù)

21 - 25

2.2.2.2. Suy giáp rõ ràng (suy giáp mất bù)

31 - 35

2.2.3. Cắt bỏ tuyến giáp một bên

 

2.2.3.1. Cắt bỏ một phần không rối loạn chức năng tuyến giáp

11 - 15

2.2.3.2. Cắt bỏ một bên không rối loạn chức năng tuyến giáp

16 - 20

2.2.3.3. Có biến chứng rối loạn chức năng tuyến giáp: Tỷ lệ Mục 2.2.3.1 và/hoặc 2.2.3.2 cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng

 

2.2.4. Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp

61

3. Tuyến cận giáp

 

3.1. Dị vật tuyến cận giáp chưa gây biến chứng

 

3.1.1. Dị vật một bên

11 - 15

3.1.2. Dị vật hai bên

21

3.2. Vết thương, chấn thương tuyến cận giáp gây suy chức năng tuyến cận giáp

21 - 25

3.3. Cắt tuyến cận giáp chức năng tuyến cận giáp vẫn ổn định

21

4. Tuyến thượng thận

 

4.1. Dị vật tuyến thượng thận chưa gây biến chứng

 

4.1.1. Dị vật một bên

11 - 15

4.1.2. Dị vật hai bên

21

4.2. Vết thương, chấn thương tuyến thượng thận gây biến chứng

 

4.2.1. Suy thượng thận

 

4.2.1.1. Thể đáp ứng tốt với Corticoid

36 - 40

4.2.1.2. Thể không đáp ứng với Corticoid

61 - 65

4.2.2. Cắt tuyến thượng thận

 

4.2.2.1. Cắt thượng thận một bên: Chức năng tuyến thượng thận vẫn ổn định

21

4.2.2.2. Cắt thượng thận một bên và cắt một phần bên đối diện

31 - 35

4.2.2.3. Cắt cả hai bên tuyến thượng thận

 

4.2.2.3.1. Thể đáp ứng tốt với Corticoid

66 - 70

4.2.2.3.2. Thể không đáp ứng với Corticoid

81 - 85

5. Tuyến tụy

5.1. Dị vật, vết thương, chấn thương tuyến tụy: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiêu hóa

 

5.2. Vết thương, chấn thương tụy gây biến chứng đái tháo đường

 

5.2.1. Rối loạn đường máu lúc đói và/hoặc giảm dung nạp glucose

11 - 15

5.2.2. Đái tháo đường chưa biến chứng

31 - 35

5.2.3. Đái tháo đường có biến chứng: Tỷ lệ Mục 5.2.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

6. Buồng trứng, tinh hoàn

Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục

Ghi chú: Nếu bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục xảy ra trước 16 tuổi thì tỷ lệ tổn thương cơ thể được cộng thêm (cộng lùi) 15 - 20%.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Bệnh nghề nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh nghề nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 03C-HSB quyết định về việc hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 05B-HSB văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật từ 1/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Viêm phế quản mạn tính có phải là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024 hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là gì? Một năm khám mấy lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh nghề nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
223 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bệnh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào