Hợp đồng vay tiền không công chứng có hợp pháp không?
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy: Từ các dẫn chứng trên đây thì có thể xác định hợp đồng vay tiền là hợp đồng vay tài sản, được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và các quy định hướng dẫn liên quan.
Theo ghi nhận của chúng tôi tại Bộ luật dân sự 2015 và các quy định hướng dẫn liên quan, thì hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc hợp đồng vay tài sản phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng vay tiền có thỏa thuận về việc công chứng, chứng thực hợp đồng.
Do đó: Đối với trường hợp hợp đồng vay tiền giữa bạn và người bạn của mình được lập trên tinh thần tự nguyện của các bên và được các bên đồng ý ký tên vào hợp đồng, nên vẫn có hiệu lực pháp luật cho dù không có công chứng, chứng thực.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?