Biện pháp phòng thủ dân sự nhằm làm giảm nhẹ hậu quả thảm họa được quy định như thế nào?

Ban biên tập hay trả lời giúp tôi câu hỏi sau đây: Biện pháp phòng thủ dân sự nhằm làm giảm nhẹ hậu quả thảm họa được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!

Biện pháp phòng thủ dân sự nhằm làm giảm nhẹ hậu quả thảm họa được quy định tại Điều 31 Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự với nội dung như sau:

- Xây dựng kế hoạch và triển khai trồng rừng đầu nguồn, các dải ven bờ biển, các cồn bãi ven các sông lớn, khôi phục rừng ngập mặn, rừng chua phèn, rừng sinh thái; thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường sinh thái sông, biển; quản lý bảo vệ chặt chẽ rừng tự nhiên; thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

- Lập kế hoạch và triển khai xây dựng thế trận phòng thủ dân sự. Kiện toàn hệ thống tổ chức phòng, chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ các cấp, các ngành; củng cố hệ thống dự báo, thông báo, cảnh báo, báo động, bảo đảm thông tin thông suốt đến người dân trong khu vực nguy hiểm trên đất liền và trên biển.

- Các địa phương đồng bằng, thành phố, vùng núi; biên giới, biển, đảo hiệp đồng chặt chẽ với Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Không quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Công an đóng quân trên địa bàn, tổ chức lực lượng, phương tiện, sẵn sàng ứng phó sự cố, thảm họa, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ người và phương tiện bị nạn. Các chủ phương tiện tàu, thuyền sản xuất, hoạt động trên biển phải thực hiện chế độ đăng kiểm, trang bị phương tiện phòng thủ dân sự để bảo đảm an toàn khi xảy ra thảm họa.

- Các địa phương, các cấp, các ngành ở vùng hạ lưu, ven biển xây dựng kế hoạch sơ tán cho người và phương tiện ứng phó với sự cố, nguy cơ vỡ hồ, đập thủy điện cấp quốc gia, động đất, sóng thần, bão mạnh, siêu bão; định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện, diễn tập theo quy định.

- Thực hiện chế độ kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các nguy cơ xảy ra thảm họa. Những vùng thường bị lũ ngập sâu, lũ ống, lũ quét, bị nước biển dâng, sông xói lở, động đất, cháy rừng; chất thải, nước thải của khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp và bệnh viện gây ra, phải có phương án ứng phó, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

- Các bộ, ngành trung ương, địa phương, cơ quan, tổ chức có kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó các sự cố hóa chất độc, bức xạ, hạt nhân, sinh học độc hại, sự cố môi trường theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan.

- Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật chất, thuốc, hóa chất, kế hoạch ứng phó với thương vong hàng loạt do thảm họa gây ra.

- Khi có cảnh báo, thông báo, báo động nguy cơ xảy ra thảm họa, người đứng đầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện:

+ Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực phòng thủ dân sự ở các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

+ Triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp bảo vệ nhân dân, bảo vệ các cơ quan, tổ chức, các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, kiểm tra các công trình phòng, chống thảm họa để đưa vào sử dụng khi cần thiết;

+ Điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý để chuẩn bị xử lý các tình huống, khắc phục hậu quả thảm họa theo kế hoạch phòng thủ dân sự;

+ Thực hiện các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Trên đây là nội dung giải đáp về biện pháp phòng thủ dân sự nhằm làm giảm nhẹ hậu quả thảm họa.

Trân trọng!

Phòng thủ dân sự
Hỏi đáp mới nhất về Phòng thủ dân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về diễn tập khu vực phòng thủ mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
06 biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 2 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự được xây dựng theo tầm nhìn bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự được bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin về sự cố, thảm họa phải kịp thời được truyền tải bằng ngôn ngữ nào trong phòng thủ dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người có thẩm quyền huy động lực lượng phòng thủ dân sự để để ứng phó thiên tai?
Hỏi đáp Pháp luật
Công trình phòng thủ dân sự là gì? Công trình phòng thủ dân sự bao gồm công trình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc chỉ huy các lực lượng phòng thủ dân sự do cơ quan nào quyết định?
Hỏi đáp Pháp luật
Quỹ phòng thủ dân sự là gì? Quỹ phòng thủ dân sự được ưu tiên thực hiện các hoạt động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng thủ dân sự
Thư Viện Pháp Luật
215 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng thủ dân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng thủ dân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào