Biện pháp phòng thủ dân sự để khắc phục hậu quả thảm họa do chiến tranh gây ra
Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Theo đó, tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự có quy định về biện pháp phòng thủ dân sự để khắc phục hậu quả thảm họa do chiến tranh gây ra như sau:
- Tổ chức lực lượng cứu sập, cứu thương vận chuyển, điều trị người bị thương, nhiễm độc, nhiễm xạ; tiêu tẩy, tiêu độc cho các đối tượng; dự trữ vô trùng nước; các biện pháp hạn chế cách ly và chống các tác nhân sinh học trong khu vực bị nhiễm;
- Đánh giá, thống kê thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ, sửa chữa các công trình bị hư hỏng, bảo vệ an ninh, phòng chống dịch bệnh;
- Khắc phục hậu quả môi trường, nhanh chóng khôi phục sản xuất, thực hiện tốt công tác chính sách, bảo đảm đời sống cho nhân dân và duy trì mọi hoạt động của xã hội.
Trên đây là nội dung giải đáp về biện pháp phòng thủ dân sự để khắc phục hậu quả thảm họa do chiến tranh gây ra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng thủ dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày 11 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động nghỉ hằng năm trong ngày 11 tháng 2 âm lịch được ứng lương bao nhiêu?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Cúng Thần Tài theo giờ hoàng đạo mùng 10 tết 2025 vào giờ nào tốt nhất?
- Thời hạn thuê đất công ích theo Luật Đất đai 2024 là bao lâu?