Người sử dụng ma túy trái phép có phạm tội không?
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì các tội phạm về ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự hiện nay bao gồm:
- Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy;
- Tội sản xuất trái phép chất ma túy;
- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy;
- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy;
- Tội mua bán trái phép chất ma túy;
- Tội chiếm đoạt chất ma túy;
- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;
- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy;
- Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy;
- Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
- Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
- Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
Như vậy: Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, thì không coi hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm. Nên người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng việc sử dụng trái phép chất ma túy là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người nào có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trường hợp người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là người nước ngoài, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 7 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Ngoài ra, người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy còn bị tịch thu tang vật, phương tiện dùng để sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Khoản 6 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Mặt khác, trường hợp người sử dụng trái phép chất ma túy nếu từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và các quy định pháp luật khác hướng dẫn liên quan.
Tuy nhiên, Trường hợp người sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
- Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?