Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 18/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ 20/03/2019) về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thì Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiến nghị nội dung tiếp xúc, trao đổi về hợp tác, hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế.
2. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất sự tham gia của Việt Nam vào các công ước quốc tế có liên quan để tăng cường vận động tài trợ cho hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
3. Tham gia thẩm định, ký kết điều ước quốc tế khung, điều ước quốc tế cụ thể và thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ thực hiện chương trình, dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 18/2019/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?