Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở đánh giá kết quả thực hiện dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2019/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 05/03/2019) quy định về đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng thì:
1. Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở: Do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định thành lập.
2. Thành phần Hội đồng:
Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở có 07 (bảy) thành viên, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: 01 (một) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
b) Ủy viên Hội đồng:
- Ủy viên Thư ký: 01 (một) cán bộ cơ quan quản lý khoa học và công nghệ đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
- Ủy viên Phản biện (gồm 02 thành viên): Là chuyên gia, cán bộ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ liên quan đến chuyên ngành của dự án đầu tư phòng thí nghiệm;
- Ủy viên khác: Là cán bộ thuộc cơ quan, đơn vị có liên quan hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực đầu tư của dự án.
c) Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng có thể nhiều hơn 07 (bảy) thành viên do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định.
3. Trách nhiệm, quyền hạn các thành viên Hội đồng:
a) Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
- Ban hành Quyết định thành lập Tổ Chuyên gia giúp việc cho Hội đồng;
- Quyết định thời gian tổ chức và chủ trì phiên họp của Hội đồng;
- Chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả đánh giá cấp Cơ sở của Hội đồng;
- Xác nhận việc hoàn thiện hồ sơ dự án theo ý kiến kết luận của Hội đồng;
- Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn như Ủy viên hội đồng quy định tại điểm d khoản này.
b) Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy viên Thư ký:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, chuẩn bị tài liệu và các điều kiện cần thiết khác cho phiên họp Hội đồng;
- Chuẩn bị các văn bản liên quan đến việc đánh giá kết quả thực hiện dự án và gửi tới Chủ tịch Hội đồng trước phiên họp; ghi chép các ý kiến thảo luận, xây dựng và hoàn thiện biên bản họp của Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở theo quy định;
- Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn như Ủy viên hội đồng quy định tại điểm d khoản này.
c) Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy viên Phản biện:
- Thẩm định, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện dự án;
- Gửi phiếu nhận xét đánh giá kết quả thực hiện dự án về Hội đồng đánh giá cấp cơ sở trước phiên họp Hội đồng 03 ngày làm việc;
- Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn như Ủy viên hội đồng quy định tại điểm d khoản này.
d) Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy viên hội đồng:
- Yêu cầu Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu và phối hợp kiểm tra sản phẩm của dự án phục vụ công tác đánh giá;
- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện dự án và gửi phiếu nhận xét đánh giá kết quả thực hiện dự án về Hội đồng đánh giá cấp cơ sở trước phiên họp Hội đồng 03 ngày làm việc;
- Chịu trách nhiệm về các ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện dự án;
- Bỏ Phiếu đánh giá kết quả thực hiện dự án.
4. Đối tượng không được tham gia Hội đồng:
a) Người thuộc ban quản lý dự án dự án đầu tư phòng thí nghiệm hoặc trực tiếp tham gia thực hiện các nội dung của dự án.
b) Người đang bị xử phạt do vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
Trên đây là nội dung quy định về Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở đánh giá kết quả thực hiện dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 08/2019/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?