Tại sao đường cao tốc không được làm thẳng?

Tôi hiện đang là tài xế xe tải nên đã chạy đường cao tốc rất nhiều từ Bắc chí Nam như là Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ; cao tốc Dầu Giây - Long Thành - Hồ Chí Minh; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng;... Nhưng tôi thấy trên các đường cao tốc này đều có điểm chung là không được làm thẳng mà cứ cách vài ba cây số thì lại có khúc cong (tuy biên độ cong không nhiều). Có phải pháp luật bắt buộc đường cao tốc phải thiết kế, làm như vậy hay không?

Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 thì đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

Đường cao tốc xây dựng mới phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật mà pháp luật đã quy định.

Theo đó, tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế có quy định như sau:

"7.2 Yêu cầu với đoạn tuyến thẳng trên bình đồ đường cao tốc:

- không nên thiết kế các đoạn tuyến thẳng trên đường cao tốc dài quá 4 km;

- nên thay các đoạn thẳng quá dài bằng các đường vòng có góc chuyển hướng nhỏ với bán kính lớn (5000 m đến 15000 m) để chống đơn điệu và lóa mắt do pha đèn về ban đêm."

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì pháp luật yêu cầu các tuyến đường cao tốc không nên thiết kế các đoạn tuyến thẳng dài quá 4 km mà thay vào đó là các đường vòng có góc chuyển hướng nhỏ với bán kính lớn (5000 m đến 15000 m).

Việc làm này nhằm mục đích để chống đơn điệu và lóa mắt cho người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông trên đường cao tốc do pha đèn của các phương tiện này về ban đêm.

Đây chính là lý do vì sao bạn lại thấy các tuyến đường cao tốc ở Việt Nam như là cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ; cao tốc Dầu Giây - Long Thành - Hồ Chí Minh; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng;... không được làm thẳng mà cứ cách vài ba kilômét thì lại có đoạn cong với biên độ cong không lớn.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Giao thông đường bộ
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông đường bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có phải là xây mới hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản tạm bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với phương thức cho thuê quyền khai thác tài sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm quyền phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến từ những nguồn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khổ giới hạn đường bộ là gì? Mức phạt xe quá khổ giới hạn là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cập nhật: 56 tuyến phố cấm đỗ xe máy, xe ô tô trên vỉa hè, lòng đường tại Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi 03 mẫu đơn về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngày 01/01/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định về quản lý phương tiện cơ giới nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông đường bộ
Thư Viện Pháp Luật
531 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giao thông đường bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào