Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương
Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương được quy định tại Điều 40 Thông tư 19/2018/TT-BCT quy định về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương, theo đó:
1. Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản quy phạm pháp luật phải được hợp nhất về mặt kỹ thuật với văn bản được sửa đổi, bổ sung.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật đối với văn bản do đơn vị mình chủ trì soạn thảo khi được sửa đổi, bổ sung. Văn bản hợp nhất phải đảm bảo tính chính xác về nội dung và kỹ thuật hợp nhất và phải trình Bộ trưởng ký xác thực theo đúng thời gian quy định tại khoản 3 Điều 6 và khoản 5 Điều 7 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật như sau:
a) Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản sửa đổi, bổ sung do Văn phòng Chính phủ gửi đến, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm hoàn thành việc hợp nhất và trình Bộ trưởng ký xác thực văn bản hợp nhất;
b) Đối với thông tư/thông tư liên tịch: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm hoàn thành việc hợp nhất và trình Bộ trưởng ký xác thực văn bản hợp nhất.
3. Sau khi hoàn thành việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi bản điện tử định dạng “.doc” của văn bản tới Vụ Pháp chế để cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Điều 36 của Thông tư này; đồng thời gửi Văn phòng Bộ đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Công báo điện tử như sau:
a) Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: đơn vị chủ trì soạn thảo gửi văn bản hợp nhất cho Văn phòng Bộ để gửi Văn phòng Chính phủ đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và gửi đăng Công báo điện tử trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ trưởng ký xác thực;
b) Đối với thông tư/thông tư liên tịch: đơn vị chủ trì soạn thảo gửi văn bản hợp nhất cho Văn phòng Bộ để đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương và đăng Công báo điện tử ngay sau khi Bộ trưởng ký xác thực vào văn bản.
4. Chế độ báo cáo: đơn vị chủ trì hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm báo cáo về tình hình thực hiện hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị mình định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất gửi Vụ Pháp chế tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
Trên đây là tư vấn về hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 19/2018/TT-BCT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?