04 trường hợp doanh nghiệp được phép giải thể
Tại Khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về 04 trường hợp doanh nghiệp được phép giải thể bao gồm:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bên cạnh việc thuộc các trường hợp nêu trên, để doanh nghiệp được giải thể thì còn phải đáp ứng thêm một số điều kiện như sau:
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung giải đáp về các trường hợp doanh nghiệp được phép giải thể.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán tổ chức Đảng?
- Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của giáo viên THPT?
- Người làm trong Quân đội từ năm 2025 được thưởng hằng năm đến 18,72 triệu đồng?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội theo Nghị định 147?