Lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương

Tôi hiện đang tìm hiểu về việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương. Ban tư vấn cho tôi hỏi lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Minh Anh - Bến Tre

Lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương được quy định tại Điều 23 Thông tư 19/2018/TT-BCT quy định về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương, theo đó: 

1. Trong quá trình soạn thảo, đơn vị chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng các phương thức quy định tại Điều 57, Điều 91, điểm d khoản 2 Điều 97, khoản 2 Điều 101, khoản 3 Điều 110 của Luật.

2. Đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân và doanh nghiệp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi tới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến của Mặt trận và cộng đồng doanh nghiệp.

3. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến an ninh, trật tự, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ Công an về sự phù hợp với yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự.

4. Đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến góp ý của các đơn vị có liên quan thuộc Bộ đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm góp ý khi được đề nghị tham gia ý kiến. Thủ trưởng đơn vị được đề nghị tham gia ý kiến chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc không tham gia hoặc chậm tham gia ý kiến và các vướng mắc, phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của đơn vị mình.

Trên đây là tư vấn về lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 19/2018/TT-BCT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 xử phạt giao thông PDF tải về? Nghị định 168 có hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 49/2024/TT-BYT bãi bỏ một số văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Y tế liên tịch ban hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Thông tư có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Viễn thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ 12 Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai từ ngày 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ luật Hình sự hiện hành có hiệu lực từ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật An ninh mạng năm 2018 gồm bao nhiêu chương, điều?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Luật Điện lực 2024 áp dụng từ ngày 01/02/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Thư Viện Pháp Luật
474 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Văn bản quy phạm pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn bản quy phạm pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào