Cách tính thuế TNCN từ nhượng quyền thương mại đối với cá nhân cư trú năm 2019
Căn cứ pháp lý: Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi năm 2012 và năm 2014) ; Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì thu nhập của cá nhân từ hoạt động nhượng quyền thương mại phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trong đó, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên nhượng quyền tại hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại là các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ các hợp đồng nhượng quyền thương mại nêu trên, bao gồm cả trường hợp nhượng lại quyền thương mại theo quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại.
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập thu nhập cá nhân từ nhượng quyền thương mại của cá nhân là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Số thuế thu nhập cá nhân từ nhượng quyền thương mại phải nộp được tính theo công thức sau đây:
Thuế TNCN phải nộp = (Thu nhập chịu thuế TNCN) x (Thuế suất thuế TNCN)
Trong đó:
- Thu nhập chịu thuế TNCN: Thu nhập chịu thuế TNCN từ nhượng quyền thương mại của cá nhân là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại (không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được).
Thu nhập chịu thuế TNCN từ nhượng quyền thương mại của cá nhân được tính theo công thức sau đây:
Thu nhập chịu thuế TNCN = Thu nhập từ nhượng quyền thương mại - 10 triệu đồng.
Lưu ý: Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng thực hiện thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại.
- Thuế suất thuế TNCN: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại: 5%.
Ghi chú: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm thanh toán tiền nhượng quyền thương mại giữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền thương mại.
Ví dụ: Thu nhập từ nhượng quyền thương mại của cá nhân là 50 triệu đồng/hợp đồng. Thì số thuế TNCN mà cá nhân phải nộp đối với khoản thu nhập từ nhượng quyền thương mại của cá nhân phát sinh theo hợp đồng được tính như sau:
Thuế TNCN phải nộp = (50 triệu đồng - 10 triệu đồng) x 5% = 2 triệu đồng/hợp đồng.
Như vậy: Số thuế TNCN phải nộp từ nhượng quyền thương mại của cá nhân phát sinh theo hợp đồng là 2 triệu đồng.
Bạn căn cứ quy định trên đây để áp dụng thực hiện đối với trường hợp cụ thể của mình.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?