Chế độ được hưởng khi công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự
Ngày 19 tháng 02 năm 2016, nghị định số 13/2016/NĐ-CP ra đời sẽ thay thể cho Nghị định số 81/2001/NĐ-CP quy định cụ thể về các chế độ đối với công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Theo đó, chế độ được hưởng khi công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự được chia thành những trường hợp sau:
1.Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước sẽ được hưởng các chế độ sau:
a) Đối với trường hợp trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị sẽ được hưởng nguyên lương, phụ cấp và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật. (chế độ này được thực hiện đối với các trường hợp công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị.)
b)Đối với trường hợp trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự được hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
2.Công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước sẽ được hưởng các chế độ sau:
a)Đối với trường hợp trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị sẽ được hưởng:
- Tiền ăn bằng mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;
- Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
(Chế độ này được thực hiện đối với các trường hợp công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị.)
b)Đối với trường hợp trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện được hưởng:
-Tiền ăn bằng mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;
-Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
(Chế độ này được thực hiện đối với các trường hợp công dân trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện).
Cách thức thực hiện chi trả chế độ như sau:
1.Nguyên tắc hưởng chế độ
Thời gian đi, về và thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc khám, kiểm tra sức khỏe từ 4 giờ trở lên trong ngày được tính cả ngày; dưới 4 giờ trở xuống tính 1/2 ngày.
2.Trách nhiệm chi trả
a)Công dân làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự; khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chi trả;
b)Công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chi trả và thanh quyết toán với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
c)Công dân không thuộc cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chi trả.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 4 năm 2016. Các quy định về quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, thời điểm Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng có hiệu lực thi hành. Nghị định số 83/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về đăng ký nghĩa vụ quân sự hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Bằng lái xe nếu đã hết hạn quá 3 tháng sẽ phải thi lại không?
- Từ ngày 01/07/2025, mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là bao nhiêu?
- Khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông gặp biển nào không được phép đi vào?
- Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được tiến hành như thế nào?