Lái xe bắt khách dọc đường trong ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định hiện hành thì tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công bố, được xác định bởi hành trình, bến đi, bến đến (điểm đầu, điểm cuối đối với xe buýt) phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến được phê duyệt.
Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đón, trả khách.
Theo đó, các xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định chỉ được đón, trả khách tại các điểm đón, trả khách đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tại các địa phương trên tuyến đường mà xe đi qua.
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT thì điểm đón, trả khách phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
- Điểm đón, trả khách chỉ được bố trí tại các vị trí đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho hành khách lên, xuống xe.
- Có đủ diện tích để xe dừng đón, trả khách bảo đảm không ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông trên đường.
- Điểm đón, trả khách phải được báo hiệu bằng Biển báo 434a theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41: 2012/BGTVT) và có biển phụ như sau: “ĐIỂM ĐÓN, TRẢ KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH”.
- Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm đón, trả khách liền kề hoặc giữa điểm đón, trả khách với trạm dừng nghỉ hoặc giữa bến xe hai đầu tuyến là 05 kilômét.
Lưu ý:
- Điểm đón, trả khách chỉ phục vụ các xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định đón, trả khách; nghiêm cấm sử dụng cho hoạt động khác.
- Tại điểm đón, trả khách chỉ cho phép mỗi xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng tối đa không quá 03 phút.
Như vậy: Căn cứ các trích dẫn cũng như các phân tích trên đây thì trường hợp các xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định dừng đón, trả khách tại các khu vực không phải là điểm đón, trả khách đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt là hành vi vi phạm pháp luật và xe bị xử phạt theo quy định.
Theo đó, theo quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách có hành vi đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách hoặc dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định. Trường hợp, đón, trả hành khách trên đường cao tốc thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (Khoản 7 Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Ngoài ra, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người điều khiển phương tiện trong trường hợp này còn tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Kết luận: Đối với trường hợp các xe khách chở hành khách trong dịp tết Kỷ hợi 2019 mà có hành vi bắt khách dọc đường thì người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng tùy trường hợp.
Và tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người điều khiển phương tiện trong trường hợp này còn tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?