Thai nhi bị di tật thì có được bỏ hay không?
Về vấn đề này thì tại Điểm b Khoản 3 Điều 6 Thông tư 34/2017/TT-BYT về Hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có quy định như sau:
Việc chấm dứt thai kỳ vì lý do dị tật bào thai được xem xét khi có sự đồng ý bằng văn bản của phụ nữ mang thai sau khi đã được nhân viên y tế tư vấn đầy đủ.
=> Như vậy, theo quy định này thì việc bỏ thai nhi bị dị tật chỉ được xem xét khi có sự đồng ý bằng văn bản của phụ nữ mang thai.
Bên cạnh đó, cần lưu ý là việc chấm dứt thai kỳ chỉ được xem xét khi có bất thường nghiêm trọng về hình thái, cấu trúc của bào thai; có bất thường nhiễm sắc thể, bào thai có bệnh di truyền phân tử do đột biến gen mà chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu dẫn đến sau khi sinh có nguy cơ tàn phế cao.
Trên đây là nội dung giải đáp về việc bỏ thai nhi bị dị tật. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 34/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?