02 trường hợp công ty được ép người lao động làm thêm giờ
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 106 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
- Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Như vậy: Căn cứ quy định trên thì người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi được sự đồng ý của người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Tuy nhiên, pháp luật đồng thời lại có quy định trong một số trường hợp thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối yêu cầu này.
Theo đó, theo quy định tại Điều 107 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.
Do đó: Trường hợp người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ theo quy định tại Điều 107 Bộ luật lao động 2012 mà không được sự đồng ý của người lao động thì không bị coi là vi phạm pháp luật và không bị xử phạt theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?