Các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác dân số

Công tác dân số là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tác động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao chất lượng dân số. Vậy các hành vi nào bị nghiêm cấm trong công tác dân số? (********@gmail.com)

Tại Điều 7 Pháp lệnh dân số năm 2003 có quy định các hành vi bị ghiêm cấm trong công tác dân số gồm:

1. Cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình;

2. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;

3. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng, chưa được phép lưu hành;

4. Di cư và cư trú trái pháp luật;

5. Tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội;

6. Nhân bản vô tính người.

Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm trên được hướng dẫn bởi Điều 9, 10, 11 và 12 Nghị định 104/2003/NĐ-CP như sau:

Điều 9. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình, bao gồm:

1. Đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh toàn con trai hoặc toàn con gái.

2. Ép buộc, áp đặt sử dụng biện pháp tránh thai, mang thai, sinh sớm, sinh dày, sinh nhiều con, sinh con trai, sinh con gái.

3. Gây khó khăn cho người tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai.

Điều 10. Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm:

1. Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi.

2. Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm, ....

3. Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.

Điều 11. Nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp một số phương tiện tránh thai, bao gồm:

1. Phương tiện tránh thai không đúng tiêu chuẩn chất lượng và nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Phương tiện tránh thai kém chất lượng đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng, kiểm định và kết luận bằng văn bản.

3. Phương tiện tránh thai quá hạn sử dụng ghi trên sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc tuy chưa quá hạn sử dụng ghi trên sản phẩm, bao bì sản phẩm, nhưng đã có thông báo không được tiếp tục sử dụng của cơ quan có thẩm quyền.

4. Phương tiện tránh thai chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép lưu hành ở Việt Nam.

Điều 12. Nghiêm cấm một số hành vi tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số, bao gồm:

1. Tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số trái đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2. Tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số không chính xác, sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện công tác dân số, đời sống xã hội và các lĩnh vực khác.

3. Lợi dụng tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình để phát tán tài liệu, vật phẩm hoặc có các hành vi khác trái với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
324 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào