Đóng BHXH như thế nào khi làm việc cùng lúc tại nhiều công ty?
Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định:
Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
1/ Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định:
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Khoản 2 Điều 43 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì:
Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định.
Căn cứ theo các quy định nêu trên thì chồng chị ký hợp đồng lao động với ba công ty, chồng chị thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì công ty chồng chị ký hợp đồng lao động đầu tiên – công ty thứ nhất có trách nhiệm tham gia BHXH, BHTN bắt buộc cho chồng chị. Còn ở công ty thứ hai và công ty thứ ba, hai công ty đó sẽ trả một khoản tiền tương đương tiền tham gia BHXH, BHTN trực tiếp vào lương của chồng chị. Về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thì các công ty này phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (thuộc chế độ của bảo hiểm xã hội) theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu chồng chị thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2/ Tham gia bảo hiểm y tế:
Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:
Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
Như vậy, khi chồng chị làm việc cùng lúc tại 03 công ty thì công ty nào có mức lương cao hơn thì chồng chị sẽ đóng BHYT tại công ty đó.
Ban biên tập thông tin đến chị!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?