Có bị kỷ luật Đảng khi sinh thêm 02 con với vợ sau không?
Theo quy định tại Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 thì tùy mức độ của hành vi vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đinh mà Đảng viên có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ) hoặc bị khai trừ. Cụ thể như sau:
- Đảng viên vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
- Đảng viên vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
- Đảng viên vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Tuy nhiên, theo quy định tại c Khoản 10 Mục III Hướng dẫn 09-HD/UBKTTW năm 2013 thì đảng viên sinh con trong các trường hợp sau đây thì không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình:
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
+ Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh".
- Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19-01-1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng “Về một số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”).
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp cặp vợ chồng mà trong đó vợ hoặc chồng đã có con riêng (con đẻ - không quy định cụ thể là bao nhiêu con) mà sinh thêm 01 hoặc 02 con thì không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Đồng nghĩa, trường hợp cặp vợ chồng (trong đó có một người là Đảng viên hoặc cả hai người đều là đảng viên) mà chỉ vợ hoặc chồng đã có con riêng (không bao gồm con nuôi và không giới hạn số con riêng) mà sinh thêm 01 hoặc 02 con thì không bị xử lý kỷ luật Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Do đó: Đối với trường hợp bạn là Đảng viên, đã có 02 con với vợ trước (vợ trước mất cách đây 4 năm do tai nạn giao thông), mà lấy vợ (vợ không có con đẻ) thì hai vợ chồng bạn có thể sinh thêm từ 01 đến 02 con mà không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Và tất nhiên, bạn sẽ không bị xử lý kỷ luật trong trường hợp này.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?