Không mua bảo hiểm học sinh cho con có bị sao không?
Theo quy định hiện hành thì bảo hiểm hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2014) để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Tại Khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định:
"Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
...
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng. "
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì sẽ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự được quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014)
Theo đó, theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì thứ tự tham gia bảo hiểm y tế được xác định như sau:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
- Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Trong đó, theo quy định tại Điều này thì nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng bao gồm: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Học sinh, sinh viên.
Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì con của bạn đang là học sinh, thuộc nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng. Nếu con của bạn không thuộc các trường hợp tham gia bảo hiểm y tế khác (trên đây) mà chỉ thuộc nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng thì bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế học sinh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bạn không tham gia bảo hiểm y tế học sinh cho con thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế của cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Nghị định 176/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, còn buộc phải nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 57 Nghị định 176/2013/NĐ-CP.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?