Xử lý người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh
Khoản 3 Điều 23 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về nội dung hợp đồng lao động thì:
Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.
Theo Khoản 1 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 thì Doanh nghiệp có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cao nhất là sa thải đối với người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.
Như vậy, nếu trường hợp công ty có thỏa thuận với người lao động về việc không được tiết lộ bí mật bí mật kinh doanh mà người lao động vi phạm thì công ty có quyền xử lý kỷ luật ở mức cao nhất là sa thải. Việc xử lý kỷ luật phải tuân theo đúng quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?