Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính từ 1990-1994
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành, có quy định các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính như sau:
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc bảo đảm việc xử phạt, cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp tạm giữ người, khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo thủ tục hành chính. Khi áp dụng các biện pháp này, cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền phải tuyệt đối tuân thủ các quy định tại các Điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này và các văn bản pháp luật khác.
Nghiêm cấm xâm phạm sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người bị tạm giữ, bị khám theo thủ tục hành chính.
Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp quy định tại Điều này và các Điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này có thể khiếu nại với cấp trên trực tiếp của cơ quan, người tiến hành các biện pháp đó hoặc khiếu nại với Viện kiểm sát nhân dân.
Trên đây là nội dung tư vấn. Rất mong những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được tiến hành như thế nào?
- Tạm ngừng nhập khẩu là gì? Áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp nào?
- 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu m? Đơn vị đo pháp định được sử dụng trong trường hợp nào?
- Mẫu báo cáo hoạt động đăng ký và tình hình thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trên địa bàn tỉnh mới nhất 2024?