Thắc mắc về tăng lương và chế độ thai sản
- Theo quy định tại điều 35 Luật bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại điều 31 Luật BHXH (hưởng chế độ khi sinh con) thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Theo quy định tại khoản 1 điều 94 Luật BHXH, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
Theo mục 1.2 phần III Thông tư số 03/2005/TT-BNV, ngày 5-1-2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định như sau:
Trường hợp ngày ký quyết định nâng bậc lương trước thời hạn sau thời điểm được tính hưởng bậc lương mới thì cán bộ, công chức, viên chức được truy lĩnh tiền lương và truy nộp bảo hiểm xã hội phần chênh lệch tiền lương tăng thêm giữa bậc lương mới so với bậc lương cũ.
Chiếu theo quy định nêu trên, mức hưởng chế độ khi sinh con của bạn bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi bạn nghỉ việc (bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của tháng 7,8,9,10,11,12 năm 2012). Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng 12-2012 được tính theo bậc lương mới.
Theo quy định tại điều 113 Luật BHXH, hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm: sổ BHXH; bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con; danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
Điều 117 Luật BHXH quy định về việc giải quyết hưởng chế độ thai sản như sau:
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại điều 113 Luật BHXH, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho người lao động.
2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ thai sản cho tổ chức BHXH theo quy định tại điều 113 của Luật BHXH.
3. Tổ chức BHXH có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Vậy theo quy định nêu trên, cơ quan nơi bạn làm việc chịu trách nhiệm giải quyết chi trả chế độ BHXH thai sản cho bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?