Bị ốm trong thời gian nghỉ phép có được hưởng chế độ ốm đau không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trong đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc là là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí và tử tuất.
Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hướng chế độ ốm đau khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
(Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.)
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Việc giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động được thực hiện theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, và Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Trong đó, Tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định:
"Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
...
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."
Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người lao động bị ốm đau trong thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì không được giải quyết chế độ ốm đau.
Đồng nghĩa người lao động không được hưởng chế độ ốm đau đối với khoảng thời gian ốm đau mà trùng với thời gian trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Do đó: Căn cứ thông tin mà bạn cung cấp thì bạn bị ốm đau phải nhập viện điều trị trong thời gian nghỉ phép hằng năm. Nên thời gian bạn nhập viện điều trị mà trùng với thời gian nghỉ phép thì không được giải quyết chế độ ốm đau đối với khoản thời gian này.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?