Nghỉ việc không báo trước có phải bồi thường cho công ty không?

Trước đây tôi có ký hợp đồng lao động 3 năm với một công ty trong thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay thời hạn hợp đồng còn khoản 1 năm nữa. Nhưng vì có một công ty khác chèo kéo tôi về làm việc với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn rất nhiều nên tôi đã tự ý nghỉ việc ở công ty mà không báo trước hay cũng không nói gì với công ty cả để đến làm việc cho công ty này. Công ty cũ có gọi tới thì tôi bảo là tôi nghỉ việc. Công ty bắt tôi phải bồi thường tiền lương và tiền không báo trước. Vậy tôi có phải bồi thường các khoản như công ty nói hay không?

Theo quy định tại Khoản Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

- Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

- Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

- Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

- Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Do đó: Với thông tin bạn cung cấp thì bạn ký hợp đồng lao động 3 năm với công ty cũ, hiện tại thời hạn hợp đồng còn khoản 1 năm nữa. Việc bạn tự ý nghỉ việc để chuyển sang làm việc cho công ty mới với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn rất nhiều công ty cũ không thuộc trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động kể trên.

Mặt khác, theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp trên thì người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Do đó: Việc bạn tự ý nghỉ việc để chuyển sang công ty khác làm việc mà không báo trước với công ty cũ đã vi phạm quy định về thời hạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Tại Điều 41 Bộ luật lao động 2012 có quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 Bộ luật lao động 2012 thì bị xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy: Việc bạn tự ý nghỉ việc không thuộc các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và không báo trước với công ty cũ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Tại Điều 43 Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:

"Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này."

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì bạn có các nghĩa vụ sau đây với công ty:

- Bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;

- Bồi thường cho công ty một khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước (ở đây là 30 ngày).

- Hoàn trả lại chi phí đào tạo cho công ty (nếu có);

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ không phép có bị đuổi việc? Người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được nhận trợ cấp thôi việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước khi bị ngược đãi, đánh đập thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi công nhân chấm dứt hợp đồng lao động thì có phải trả lại nhà lưu trú trong khu công nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang nghỉ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được chấm dứt hợp đồng lao động khi không được trả lương đúng hạn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nghỉ việc người lao động có phải bàn giao công việc hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào khi chấm dứt hợp đồng lao động thì được kéo dài thời gian thanh toán nghĩa vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo cắt giảm nhân sự mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chấm dứt hợp đồng lao động
Thư Viện Pháp Luật
197 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chấm dứt hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào