Thủ tục lập biên bản về vi phạm hành chính

Có những quy định cũ rất khó khăn trong vấn đề tìm kiếm, tra cứu. Vì vậy, tôi cần Ban biên tập hỗ trợ giúp vấn đề của tôi, cụ thể là thủ tục lập biên bản về vi phạm hành chính được quy định như thế nào trong giai đoạn từ năm 1991-1994? Xin cảm ơn  Nguyễn Dương (0907***)

Thủ tục lập biên bản về vi phạm hành chính được quy định tại Điều 21 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành như sau:

Khi có vi phạm hành chính, cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền xử phạt phạt phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản.

Biên bản về vi phạm hành chính phải nêu rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ tên, chức vụ người lập biên bản; họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; ngày, tháng, năm, địa điểm sảy ra vi phạm ; nội dung vi phạm, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt ; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ nếu có; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm. Nếu có người làm chứng, người hoặc tổ chức bị hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ.

Biên bản lập xong phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người làm chứng, người hoặc tổ chức bị hại thì họ cùng ký vào biên bản.

Trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì người lập biên bản, người hoặc đại diện tổ chức vi phạm phải ký vào từng tờ.

Trong trường hợp người hoặc tổ chức vi phạm, người làm chứng, người bị hại từ chối ký thì phải ghi rõ lý do.

Biên bản làm xong phải trao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản. Nếu cơ quan, người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đó thì biên bản phải được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt.

Cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản về vi phạm hành chính hoặc áp dụng xử phạt theo thủ tục đơn giản phải ra lệnh buộc đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

Trên đây là nội dung quy định về thủ tục lập biên bản về vi phạm hành chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989.

Trân trọng!

Vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Biên lai thu phạt vi phạm hành chính không in sẵn mệnh giá theo Nghị định 11 mẫu 3a01?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện giao thông vi phạm bị tạm giữ thì có thể giữ lại để sử dụng được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong trường hợp nào có thể giao xe vi phạm hành chính cho cá nhân vi phạm giữ, bảo quản?
Hỏi đáp Pháp luật
Những vi phạm hành chính nào về thuế chỉ thì phạt cảnh cáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không phải lập biên bản khi bị phạt vi phạm hành chính? Trường hợp nào phải lập biên bản?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản tịch thu do vi phạm hành chính khi bán thì xuất hóa đơn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm lộ bí mật đời tư của người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm quyền lập biên bản tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc về ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
215 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào