Bị bố mẹ từ mặt có được chia thừa kế?

Ông bà tôi có 2 người con trai, bố tôi là con cả. Do mâu thuẫn nội bộ gia đình, ông bà nội tôi từ mặt bố, không nhận làm con nữa, nhưng chỉ tuyên bố trước cả nhà chứ không có giấy tờ xác định. Nay ông bà tôi mất, để lại di chúc cho chú út tôi toàn bộ mảnh đất ông bà đang ở. Vậy xin hỏi theo quy định của pháp luật bố tôi có được quyền được thừa kế nữa không? Lê Minh Châu
Khái niệm “từ con” có thể hiểu là việc cha mẹ muốn chấm dứt quan hệ với con, không coi đó là con của mình nữa. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật trước đây cũng như hiện tại đều không cho phép thực hiện hành vi này (trừ trường hợp cha, mẹ có chứng cứ chứng minh được đó không phải là con mình và đã được chấp nhận bằng quyết định hoặc bản án của Tòa án có thẩm quyền).

Đối chiếu với trường hợp của gia đình bạn dù ông, bà bạn đã thông báo với dòng họ, hàng xóm về việc “từ mặt” bố bạn thì cũng chỉ là công khai một xung đột gia đình chứ về mặt pháp lý, giữa ông bà và bố bạn không thể mất đi quan hệ cha mẹ với con cái được.

Do đó, việc ông, bà “từ mặt” bố bạn sẽ không ảnh hưởng đến quyền thừa kế của bố bạn mà phụ thuộc vào tính hợp pháp của di chúc mà ông, bà bạn để lại, cụ thể vấn đề của gia đình bạn có thể chia làm hai trường hợp như sau:

- Trường hợp thứ nhất, giả sử bản di chúc mà ông, bà bạn để lại là hợp pháp theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2005 thì việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc (là ông, bà của bạn). Do đó, trong trường hợp này bố bạn không được quyền đòi chia mảnh đất mà ông bà bạn để lại.

Điều 652 BLDS 2005 quy định về di chúc hợp pháp như sau:

“1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”.

- Trường hợp thứ hai, nếu bản di chúc ông bà bạn để lại không có hiệu lực pháp luật, lúc này tài sản ông bà để lại trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật. Trong trường hợp này di sản của ông bà bạn để lại sẽ được chia làm hai phần, bố bạn sẽ được hưởng một nửa di sản di sản đó (Điều 676 BLDS 2005).

Luật sư, Thạc sỹ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Thừa kế
Hỏi đáp mới nhất về Thừa kế
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế thừa kế là gì? Thuế thừa kế ở Việt Nam bao nhiêu phần trăm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa kế là gì? Có những trường hợp thừa kế nào? Người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, tranh chấp thừa kế đất đai có phải hòa giải tại UBND cấp xã không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con cái bị truất quyền thừa kế tài sản của cha mẹ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng của những người thừa kế không phụ thuộc di chúc là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật nước nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cách tính 2/3 một suất thừa kế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản từ chối thừa kế mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
06 đối tượng không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thừa kế
Thư Viện Pháp Luật
253 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào