Phối hợp giữa Viện kiểm sát các cấp khi mở phiên tòa sơ thẩm hình sự
Phối hợp giữa Viện kiểm sát các cấp khi mở phiên tòa sơ thẩm hình sự quy định tại Điều 8 Quyết định 314/QĐ-VKSTC năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dưới trong việc giải quyết vụ án hình sự do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và truy tố, phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
- Sau khi được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án, Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật và quy chế nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.
- Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu trách nhiệm xây dựng đề cương xét hỏi; dự thảo luận tội, đề cương tranh luận, dự kiến các tình huống phát sinh tại phiên tòa và đề xuất quan điểm giải quyết vụ án. Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên được biệt phái phối hợp với Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới hoàn thiện các tài liệu nêu trên và có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị về tài liệu đã được các Kiểm sát viên thống nhất để xin ý kiến chỉ đạo.
- Trường hợp giữa Kiểm sát viên được biệt phái và Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới có quan điểm khác nhau thì cùng báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới và lãnh đạo đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết kịp thời. Trường hợp giữa lãnh đạo hai đơn vị không thống nhất được quan điểm giải quyết thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp trên chỉ đạo giải quyết.
Trường hợp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới thấy có vướng mắc; phát hiện có căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung; đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can; tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ bị can hoặc truy tố bị can về tội danh khác thì phải trao đổi, thống nhất với lãnh đạo đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra để giải quyết; trường hợp giữa lãnh đạo hai đơn vị không thống nhất được quan điểm giải quyết thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp trên xem xét, quyết định.
- Kiểm sát viên được biệt phái và Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới có trách nhiệm phối hợp với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, yêu cầu (nếu có); kiểm sát chặt chẽ thời hạn chuẩn bị xét xử, thời gian mở phiên tòa; thực hiện giao, gửi các quyết định của Tòa án.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?